Kiến thức

Quy định của luật Hôn Nhân và Gia Đình

Trong thực tế trên thế giới Hôn Nhân không phải là sự kết hợp giữa một nam và một nữ, mà còn tồn tại Hôn Nhân đa phu đa thê – Hôn Nhân một vợ một chồng nối tiếp – Hôn Nhân tạm – Hôn Nhân đồng giới – … Đôi khi còn có nhiều trường hợp hai cá nhân tự sống chung với nhau như vợ chồng, cùng có tài sản, con cái.

Định nghĩa về Hôn Nhân:

Phần định nghĩa về Hôn Nhân cũng khá phức tạp và đa dạng, ở mỗi nơi sẽ có cách xác định khác nhau, ví dụ như:

Hôn Nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người phụ nữ.

Người khác lại nói rằng Hôn Nhân là nơi chôn đi tình yêu.

Có người nói rằng Hôn Nhân là trách nhiệm.

Riêng ở nước ta Hôn Nhân được quy định tại khoản 1 điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014.

Quan hệ Hôn Nhân được xác lập theo khoản 5 điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014, Hôn Nhân dựa theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

Quan hệ Hôn Nhân chấm dứt theo điều 57 luật hôn nhân gia đình 2014, bắt đầu từ ngày bản án quyết định ly hôn của toàn án có hiệu lực.

Mục tiêu cơ bản của Hôn Nhân chính là sinh sản – nuôi dưỡng – dạy dỗ – giáo dục con cái, duy trì nòi giống, đảm bảo tương lai cho xã hội dân tộc.

Nguyên tắc trong Hôn Nhân: dựa trên quy định của pháp luật, tại điều 2 luật hôn nhân gia đình 2014, bao gồm 5 nguyên tắc chính như sau:

Nguyên tắc 1: Hôn nhân là sự kết hợp trên tinh thần tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và phải thật sự bình đẳng nhau.

Nguyên tắc 2: Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Nguyên tắc 3: Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Không phân biệt đối xử giữa các con.

Xem về Đồng Xu mang lại Gia Đình Sức Khỏe: https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Nguyên tắc 4: Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Nguyên tắc 5: Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta về hôn nhân và gia đình.

Cơ sở để Hôn Nhân được hạnh phúc:

Hầu hết mọi người đều mong cầu có một cuộc Hôn Nhân tốt đẹp, tuy nhiên để xây dựng được điều này bắt buộc phải dựa vào chính người trong cuộc, trong đó có một vài yếu tố cần quan tâm như: học cách để làm vợ làm chồng – biết tôn trọng và bao dung – quan tâm chắm chút cho tình yêu.