Kiến thức

Sự phân loại QAPF

Lược đồ phân loại được chấp nhận chung dựa trên lượng khoáng là lược đồ QAPF, được giới thiệu bởi Streckeisen vào năm 1974. Sự phân loại dựa trên 5 nhóm khoáng:

Thạch anh
Alkali-Feldspar
Plagioclase Feldspar
Foids
Các khoáng Mafic

Để phân loại một đá lửa, chỉ các thành phần khoáng felsic được cân nhắc tới và lượng thạch anh, Alkali-Feldspar, Plagioclase, and Foids có liên quan trong lượng felsic được quyết định, thành phần mafic bị bỏ qua. Lược đồ này chỉ được áp dụng đối với đá có ít nhất 10% khoáng felsic (ít hơn 90% khoáng mafic).

Với các lý do thực tế, giá trị được đưa ra như phần trăm thể tích: đá được phân tích trong một kính hiển vi thạch học, trong đó thể tích liên quan của Nihau khoáng khác được quyết định bằng thị giác. Do mật độ riêng của khoáng felsic gần khoảng giữa 2.5 và 3.0, con số không khác biệt lắm so với phần trăm khối lượng.

Các khoáng mafic trong đá có thể được sử dụng cho sự phân loại chi tiết hơn và đá với hơn 90% khoáng mafic chỉ được phân loại theo khoáng mafic của chúng, nhưng những sự phân loại này sẽ không được đề cập tới ở đây.

Vậy nên nếu một đá được tạo thành từ 30% mafic và 70% khoáng felsic, và chứa 10% thạch anh, 40% alkali-feldspar và 20% plagioclase, các giá trị QAPF được dùng cho thạch anh, alkali-feldspar và plagioclase là 14%, 57%, và 39% như được thể hiện trong hình 5.1. Nó có thể là đá granitoid, một đá syenite có chứa thachja nh, và các khoáng mafic có thể là các mica, amphibole, garnet, …

Do foids và thạch anh đều không loại trừ nhau trong một đá, sự phân loại QAPF luôn luôn dựa trên mức tối đá 3 thành phần.

Các giá trị QAPF có thể là hệ thống có dạng một viên kim cương, biểu đồ QAPF (Fig 5.2), đôi khi được gọi là biểu đồ Streckeisen được đặt tên theo tác giả. Nó được tạo thành từ 2 hình tam giác, được gọi là biểu đồ tam nguyên với các góc Q, A, P và F, A, P, nối liền với nhau dọc theo rìa A-P. Một biểu đồ tam nguyên là một hệ thống tọa độ với ba trục: mỗi điểm trong không gian trong hình tam giác tượng trưng một tỷ lệ khác nhau của 3 thành tố. Các góc biểu tượng các trương hợp trong đó chỉ có một thành tố có mặt, ở đây, 100% là thạch anh, alkali-feldspar, plagioclase hoặc foid. Nếu bạn không biết các biểu đồ này, hãy xem phụ lục Biểu đồ tam nguyên để hình dung ý tưởng đằng sau đó.

Biểu đồ QAPF được china ta 15 lĩnh vực định nghĩa các thành phần khoáng cho các loại đá khác nhau. Một số lĩnh vực bị chia nhỏ hơn.

Mỗi đá có thành phần QAPF rơi vào góc phía trên chứa thạch anh, mỗi loại đá được xác định trong góc bên dưới không có thạch anh và chứa foid. Đá với các thành tố dọc theo đường A-P chỉ chứa feldspar và khoáng mafic.

Có lẽ lĩnh vực quan trọng nhất đối với người thu thập thạch anh là lĩnh vực 3, lĩnh vực cho đá granite. Một đá granite được định nghĩa như sau:

“Bất cứ đá lửa xâm nhập nào có ít hơn 90% khoáng mafic, lượng thạch anh 20%-60%, và alkali-feldspar ở khoảng giữa 90 % and 35% trong khối lượng còn lại.”

Tất nhiên, đây là một định nghĩa dài, và một lợi ích của việc dùng biểu đồ QAPF là chúng dễ hơn để ghi nhớ địa điểm của các khoáng trong biểu đồ QAPF hơn là ghi nhớ những định nghĩa dài dòng của 15 loại đá khác nhau.

Một lợi ích khác của biểu đồ QAPF đó là nó cho thấy mối quan hệ  gữa các loại đá, ví dụ như đá monzonite khác đá syenite hay đá granite như thế nào.

Bảng 5.1 bên dưới liệt kê ra một số đá plutonic quan trọng và các bản sao tương ứng với chúng. Một danh sách đầy đủ tất cả các đá được định nghĩa trong phần biểu đồ QAPF được tìm thấy trong phụ lục Biểu đồ QAPF. Đá phổ biến nhất và xuất hiện trong khối lượng lớn ở bề mặt khá đậm nét. Thú vị đó là, đá plutonic giàu silic dioxyt, granite và granodiorite phổ biến hơn vật tương ứng của chúng rhyolite và dacite trong khi đá núi lửa nghèo silic dioxyt, andesite và bazan lại phổ biến hơn đá plutonic gabbro, diorite và anorthosite.

Một số mỏ có hai tới ba loại đá (ví dụ mỏ 10) những đá này được phân loại theo lượng khoáng mafic.

Số mỏ Đá plutonic Đá núi lửa
1a
3
4
5
7
8
9
10
11
14
Quartzolite
Granite
Granodiorite
Tonalite
Syenite
Monzonite
Monzodiorite / Monzogabbro
Diorite / Gabbro / Anorthosite
Foidsyenite
Foiddiorite / Foidgabbro

Rhyolite
Dacite
Plagidacite
Trachyte
Latite
Andesite
Basalt
Phonolite
Tephrite / Basanite

Bảng 5.1: Những đá lửa quan trọng ở biểu đồ QAPF. Những tên đá được in đậm là phổ biến nhất và có số lượng lớn.