Kiến thức

Tác hại của việc khai thác Đá Quý quá mức tới môi trường như thế nào?

Đá quý là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong ngành kim hoàn, không chỉ là phụ kiện trang sức truyền thống, mà hiện nay còn trở thành sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với ngành khoa học phong thủy tâm linh.

Đối với phong thủy thì việc sử dụng Đá quý phong thủy rất phổ biến, nhằm mục đích chiêu tài lộc, cầu may mắn, hỗ trợ công việc và sức khỏe, cầu hạnh phúc đầy đủ.

Xem các mẫu Đá Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Đá Aquamarine Thô tại kimtuthap.vn

Đôi điều về đá quý:

Đá quý là tên gọi chung các loại khoáng sản quý hiếm, con người tìm và khai thác rất nhiều loại, nhưng phổ biến nhất có thể kể đến: Kim Cương, Ruby, Sapphire, Ngọc Lục Bảo, Ngọc Hải Nam, Topaz, Cẩm Thạch, Hổ Phách, Thạch Anh, Zircon.

Đá quý sẽ tập trung tại một khu vực nhất định để tạo thành mỏ đá quý, có giá trị lớn đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước.

Sử dụng đá quý là để tăng thêm vẻ đẹp sang trọng và quý phái. Mỗi loại đá quý sẽ mang màu sắc và ý nghĩa khác nhau để phù hợp cho mọi đối tượng.

Dựa trên nhiều cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy đá quý có thể sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tật, mang lại tài lộc và sức khỏe tốt hơn.

Đá Quý có giá trị kinh tế cao

Hệ luy của việc khai thác đá quý tới môi trường:

Đá quý là một dạng khoáng sản tài nguyên được hình thành – phát triển – tích tụ dưới lòng đất qua hàng triệu năm, thuộc một thành phần tạo nên lớp vỏ của trái đất. Tuy nhiên hoạt động khai thác mức để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dẫn sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới môi trưởng, kể cả là ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Ở thời điểm hiện tại với sự phát triển của khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại, tạo điều kiện cho con người khai thác đá quý với quy mô lớn và số lượng nhiều. Thế nhưng việc này sẽ tạo nên các loại chất ô nhiễm, bụi bặm, kim loại nặng, hóa chất độc hại và cả khí độc.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc khai thác đá quý đó chính là làm cho diện tích đất bị mất dần, tàn phá rừng, làm nguồn nước bị ô nhiễm, lãng phí rất nhiều tài nguyên khác.

Rồi đến quá trình vận chuyển đá quý ra khỏi mỏ khai thác tới các cơ sở chế tác sẽ tạo ra bụi, khí, chất thải khác.

Theo một số tài liệu tổng hợp được, giá trị của đá quý là rất lớn, thế nên tại một số điểm khai thác người dân còn phá cả ruộng để tìm kiếm đá quý. Người dân chỉ nhận thấy điều trước mắt mà không thấy được tác hại của việc khai thác bừa bãi, dẫn tới ảnh hưởng xấu tới môi trường mình sinh sống.

Các loại Đá Quý cần được khai thác cẩn thận hơn

Giải pháp cho vấn đề ảnh hưởng của khai thác đá quý tới môi trường:

Để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này thì các cơ sở cần phải thực hiện đầy đủ điều luận – chính sách – quản lý – khai thác đá quý cùng với yếu tố bảo vệ môi trường.

Tăng cường khả năng quản lý môi trường ở từng địa phương, rà soát kiểm tra phù hợp với quy định và hạn mức được phép khai thác, đồng thời kết hợp song song với việc phục hồi môi trường.

Vận động người dân không tham gia vào hành vi khá thác trái phép, hơn nữa người dân cần tích cực phát hiện và tố hành vi sai trái.

Đưa ra giải pháp hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường trong quá trình khai thác đá quý. Hạn chế tối đa tổn thất tới tài nguyên môi trường. Tiếp đến là điều tra và quy hoạch chi tiết. sau đó là mức kinh phí để xử lý được chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình khai thác đá quý, bao gồm xử lý bụi – độc – nước thải – bãi thải.

Cần giảm thiểu tác động đến môi trường trong việc khai thác Đá Quý

Tổng kết:

Hoạt động khai thác đá quý sẽ tồn tại hai vấn đề: thứ nhất là mang lại giá trị cao cho sự phát triển kinh tế, đi chung với đó là ảnh hưởng không tốt tới môi trường sinh sống của chính mình.

Để đảm bảo sự ô nhiễm môi trường khi khai thác đá quý thì điều đầu tiên cần làm là tăng cường thành tra – giám sát hoạt động khai thác, thứ hai chính là vận động tăng ý thức chấp hành của người dân, thứ ba đưa ra quy định cụ thể cho việc khai thác đá quý!