Chuỗi Hạt Mân Côi Đá Thạch Anh 100% tự nhiên

Tại sao lại có tên Chuỗi Mân Côi

Chuỗi Mân Côi là một hình ảnh vô cùng quen thuộc đối với người theo Đạo Công Giáo, không những thế còn được giáo dân sử dụng hằng ngày, việc Lần Chuỗi Mân Côi cũng giống như việc cầu cùng Đức Mẹ, nhờ Đức Mẹ xin với Thiên Chúa mang hồng ân xuống cho mỗi người.

Mặc dù là một vật thấy hằng ngày thế nhưng chúng ta có thể không hiểu sâu được rằng, tại sao lại được gọi với cái tên là Chuỗi Mân Côi, mà không phải là một cái tên nào khác.

Tên gọi Chuỗi Mân Côi là như thế nào:

Kinh Mân Côi hay Mân Côi Kinh – Mân Côi – Môi Khôi hoặc Văn Khôi được xem là cách đọc dựa trên ngôn ngữ tiếng Hán, được ghi chép trong tài liệu xưa, là sách Đại nam Quốc Âm Tự Vị do Paulus Huỳnh Tinh Của phiên âm ra, được đọc với âm là Môi Khôi. Còn đối với cuốn Hán Việt Từ Điển do Đào Duy Anh phiên âm thì được gọi là Mân Côi. Do vậy dựa theo Hán Việt thời này thì phiên âm đọc đúng phải là Môi Côi.

Dựa theo ngôn ngữ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ý thì được gọi là Rosario, theo ngôn ngữ La Tinh là Rosarium, ngôn ngữ tiếng Pháp là Rosaire, còn ngôn ngữ tiếng Anh là Rosary. Tuy nhiên tổng kết lại thì Chuỗi Mân Côi được hiểu theo các ý nghĩa sau:

Thứ nhất, Chuỗi Mân Côi là một tràng – một chuỗi – một sâu hoa hồng, được lấy từ chữ Rosa hay Rose, nghĩa là hoa hồng.

Thứ hai, Chuỗi Mân Côi là một xâu chuỗi hạt trai – hạt đá dùng để đeo ở trên cổ của người phụ nữ.

Thứ ba, Chuỗi Mân Côi giống như một vườn hoa hồng.

Theo như những gì được biết, thì ngày xưa người ta sử dụng chuỗi hoa hồng này trong nghi thức lễ dâng lên thần linh, hoặc để lên người mà họ cảm mến tôn vinh.

Ở nước ta thì chuỗi này được đọc theo hai tên khác nhau, đối với người thuộc khu vực phía Bắc thì gọi là Chuỗi Mân Côi hoặc Chuỗi Văn Côi, còn đối với khu vực Miền Trung và phía Nam thì gọi là Chuỗi Môi Khôi. Ngoài ra tuy vào một số nơi thì sẽ gọi theo tên khác, theo các cha thuộc dòng Đa Minh nhánh Lyon của Pháp thì gọi là Chuỗi Mân Côi, đây cũng là tên gọi mà mọi người thường hay gọi nhất, đặc biệt là tu sĩ.

Một số quan điểm thì cho rằng nên sử dụng chữ Mân Côi mới là chính xác nhất, vì thể hiện được nét cao quý, phát âm nghe cũng thanh nhã tôn kính hơn rất nhiều so với những cách phiên âm khác.

Đối với người tín hữu thì việc Lần Chuỗi Mân Côi không còn lạ lùng nữa, đây là cách đưa được lời cầu nguyện lên Thiên Chúa thông qua lời cầu bầu từ Đức Mẹ. Không những thế việc Lần Chuỗi Mân Côi cũng là cách thể hiện sự thành kính với Đức Mẹ, tương tự như dâng lên những đóa hoa hồng thiêng liêng.

Lần hết Chuỗi Mân Côi là đọc hết 150 Kinh Kính Mừng, tương tự như 150 Thánh Vịnh ca tụng, trong khi đọc cần phải suy ngẫm, từ đó mới thấy được tình yêu cũng như màu nhiệm cứu độ gắn liền với Đức Mẹ.

Xuất xứ của Chuỗi Mân Côi:

Các tài liệu ghi chép lại thì Lần Chuỗi Mân Côi được xây dựng vào thời Trung Cổ, nhưng đến thế kỷ thứ 12 mới thực sự phổ biến, tên gọi này được hình thành từ việc dâng vòng hoa lên tượng Đức Trinh Nữ thời xưa, thay cho lời cầu nguyện.

Theo đó vào thế kỷ thứ 11, tín hữu sùng kính Đức Mẹ vẫn đọc chuỗi Kinh Kính Mừng, đây có thể là bản thể ban đầu của Chuỗi Mân Côi. Mãi đến năm 1328 thì một phép lạ của Đức Mẹ đã nhắc đến việc Đức Mẹ trao cho Thánh Đa Minh Chuỗi Mân Côi.

Theo như cha Lacordaire dòng Đa Minh, thì vào năm 1209 ở miền Toulouse có tình hình nhiễu nhương, quân đối đánh phá Công Giáo, cha thấy rằng nếu như chưa có được hòa bình thì không thể giảng giải cho những bè rối này đi theo đúng đường. Do đó ngài đã cầu nguyện rất nhiều để xin được hòa bình. Lúc đó ngài được ơn để đọc Kinh Mân Côi vào thế kỷ thứ 13.

Đến thế kỷ thứ 15 thì việc lần Chuỗi Mân Côi đến bây giờ thì việc Lần Chuỗi Mân Côi hoàn thiện. Trong đó sẽ có ba Chuỗi Mân Côi, mỗi một chuỗi như vậy sẽ có 50 Kinh Kính Mừng dùng để ngẫm về màu nhiệm, có màu nhiệm vui – có màu nhiệm nỗi khổ – có màu nhiệm điều mừng.

Sau này có hai tu sĩ dòng Đa Minh là Alain de la Roche và Jacob Sprenger đã xây dựng Hội Mân Côi, đến thế kỷ thứ 16 thì Đức Giáo Hoàng chính thức giao cho dòng Đa Minh nhiệm vụ rao giảng về Chuỗi Mân Côi và hình thành thêm các Hội Mân Côi.

Lễ Mân Côi:

Vào ngày mùng 7 tháng 10 năm 1571 thì Ro – ma được tin hải quân Công Giáo chiến thắng hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ ở vịnh Lepante, ngay lúc này thì hội viên Mân Côi đang tiến hành rước kiệu vào thành Phố.

Nhằm tạ ơn Đức Mẹ đã nghe lời cầu xin của tín hữu nên Đức Giáo Hoàng Pi – Ô thứ năm, vào ngày mùng 5 tháng 3 năm 1572 đã truyền hàng năm đều sẽ có kính Đức Mẹ chiến thắng.

Ngày mùng 1 tháng 4 năm 1573 Đức Giáo Hoàng Ghê – go – ri – ô đã đặt tên cho ngày này là Lễ Mân Côi vào Chúa Nhật đầu tháng 10.

Năm 1716 Đức Giáo Hoàng Clement thứ 11 truyền cho toàn thể Hội Thánh đón long trọng ngày Lễ Mân Côi này.

Năm 1913 thì Lễ Mân Côi được xác định vào ngày mùng 7 tháng 10 hằng năm.

Ý nghĩa của ngày Lễ Mân Côi, Chuỗi Mân Côi:

Sau khi tìm hiểu được nguồn gốc của Chuỗi Mân Côi, cũng như vì sao lại có ngày Lễ Mân côi thì chúng ta phần nào hiểu được ý nghĩa của hai điều này.

Có thể nói rằng Chuỗi Mân Côi được tín hữu sử dụng để thể hiện được tấm lòng thành kính và đưa lời cầu nguyện lên cùng với Đức Mẹ, đồng thời chúng ta cũng tôn vinh Đức Mẹ và nhớ đến tình yêu thương của Thiên Chúa đối với dân của Ngài thông qua bàn tay Đức Mẹ khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Thêm vào đó là những phép lạ của Thiên Chúa, chúng ta sẽ càng có thêm đức tin hơn nữa, bằng bài tin mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi, Vì đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được.

Chúng ta cứ Lần Chuỗi Hạt Mân Côi thì chúng ta sẽ nhận được ơn của Thiên Chúa, khi cầu cùng Đức Mẹ thì Chúa sẽ nhận lời.