Kiến thức

Tết Âm Lịch được hiểu như thế nào?

Đối với nước ta thì tết âm lịch còn có thể được gọi với nhiều cái tên khác nhau nhưng đều nói đến một mốc thời gian chung như tết Nguyên Đán, Tết Việt Nam, tết Ta, tết Cả. Chung quy lại dù là với cái tên nào đi chăng nữa thì cũng coi là ngày tết. Với ngày tết thì được hiểu là một khoảng thời gian mang ý nghĩa to lớn và sâu sắc. Và có một sự trùng hợp nào đó với tết của người Trung Quốc. Ngày tết âm lịch được xem là ngày mùng một tháng một theo lịch âm của nước ta, cũng như là đối với một vài nước khác trên thế giới, kể cả những nơi có người dân nước ta đang sinh sống. Để có thể biết được tết âm lịch là ngày nào thì bạn có thể coi trên những cuốn lịch mà có thêm ngày nhỏ ở phía dưới, thì cái ngày nhỏ ấy chính được hiểu là ngày âm lịch. Trong khoảng thời gian tết âm lịch thì có tổ chức thêm một số cái lễ khác có liên quan như ngày Táo Quân tức là vào ngày 23 tháng 12 của năm cũ, hay ngày Tân Niên thường được tổ chức vào ngày 29 hay ngày 30 tháng 12 thuộc năm cũ tính theo âm lịch.

Đối với những ngày tết âm lịch thì các thành viên trong một gia đình sẽ trở về một địa điểm mà người ta thường hay hiểu đó là nhà tổ, để cùng bên nhau đón tết, ở đây bạn sẽ có những người thân, rồi có những phong tục như mừng tuổi, cúng kiến và những điều khác nữa.

Theo như cách hiểu thuộc từ Hán Việt thì tết tức là tiết, thời tiết, đây là một cách hiểu của những người làm công việc là nông nghiệp trồng lúa nước. Thời gian sẽ được phân chia theo năm, trong một năm sẽ có 24 tiết và đương nhiên theo mỗi tiết ấy sẽ có một khoảng giao, và quan trọng nhất là tiết đầu tiên, thể hiện cho bắt đầu vào mùa canh tác mới, thời gian để có thể gieo hạt trồng cây, và người ta gọi là tết nguyên đán. Với cái tên này sẽ thể hiện cho một sự bắt đầu mới đầy thuận lợi, suôn sẻ, trọn vẹn và thành công.

Tết âm lịch đại diện cho cái tiết đầu tiên trong một năm, được mọi người tính từ thời điểm gọi là giao thừa và tiến hành lễ gọi là trừ tịch. Hiểu theo nghĩa đen thì Nguyên tức là khởi đầu, đán nghĩa là sáng sớm, hiểu cả cụm thì là thể hiện cho một sự khởi đầu mới, tức là mở ra cho công việc của người nông dân trong quang cảnh tươi mát của mùa xuân. Khi tết đến, năm mới đến thì mọi điều may mắn cũng sẽ đi theo, tất cả mọi điều muộn phiền, đau thương sẽ theo năm cũ mà tan biến đi mất hết.

Xét về nguồn gốc, trước tiên là tết của người Trung Hoa thì tết được xuất hiện vào thời kỳ của Tam Hoàng Ngũ Đế, sau này thì có sự thay đổi đôi chút tùy vào từng thời kỳ khác nhau. Đối với thời Tam Vương thì thích màu đen do đó người ta sử dụng tháng một và là tháng dần. Tới thời nhà Thương thì họ lại thích màu ngược lại là màu trắng, với màu sắc này thì người ta chọn tháng sửu hay gọi là tháng 12 để làm tháng cho một năm mới. Chuyển sang nhà Chu thì lại chuyển sang thích màu đỏ, đại diện chi tháng tý tức là tháng 11 để làm ngày tết. Với những nhà vua trước đó thì họ suy nghĩ rằng nếu là giờ tý thì sẽ thể hiện cho trời, nếu là giời sửu thể hiện cho đất, nếu là giờ dần thể hiện cho sự sống, do đó mà tết được lựa chọn vào những ngày khác nhau.

Thời gian sau này vào thời của Khổng Tử thì ngày tết một lần nữa lại có sự thay đổi, thì tháng một bắt buộc là phải rơi vào tháng dần, sau đó cũng có nhiều sự thay đổi khác nữa, và cố định cho tới bây giờ là vào thời điểm Hán Vũ Đế lựa chọn ngày tết sẽ rơi vào tháng một hay là tháng dần. Sau thời gian này thì không có sự thay đổi nào nữa mà cứ thế mà đi theo.

Ngày tết là cả một khoảng thời gian do đó người ta tính tết sẽ là tám ngày, tức là hết ngày mùng 7 của tháng 1. Người ta cũng cho rằng đối với ngày đầu tiên tức là ngày tạo nên trời đất thì có sự xuất hiện của Gà, đến ngày thứ hai thì sẽ tạo thêm loài Chó, rồi ngày thứ ba sẽ có Lợn, ngày thứ tư sẽ có Dê, ngày thứ năm sẽ có Trâu, ngày thứ sáu sẽ có Ngựa, ngày thứ bảy thì mới có loài người chúng ta. Ngoài ra người ta còn nhắc tới một số ngày đặc biệt như 15, 20 tết, đây được coi là những ngày chuân bị hoặc là những ngày sau tết còn lại.

Tết của người dân nước ta cũng có phần nào đó chịu tác động từ người Trung Quốc, vì khoảng thời gian đô hộ là quá dài, cùng với một số quốc gia khác là Triều Tiên – Tây Tạng – Mông Cổ – Nepal – Bhutan cũng đón tết là âm lịch, cùng với đó sẽ là nhiều nghi thức quan trọng đi kèm theo.

Nguồn gốc tết âm lịch đi qua một chặng đường khá là dài và cùng với đó sẽ thể hiện rất nhiều ý nghĩa sâu sắc kèm theo. Ý nghĩa tết âm lịch sẽ là gì đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem thế nào nhé.

Đầu tiên tết âm lịch đến là lúc mọi người cảm thấy vui mừng, và sẽ mang đến cho nhau những lời chúc mừng tốt lành nhất cho một năm mới được suôn sẻ, đồng thời nếu có những điều cãi vã thì cũng sẽ bỏ đi theo năm cũ. Bạn sẽ thấy rằng trên khuôn mặt của mỗi người đều thể hiện sự vui vẻ, đồng thời họ thường đi đến nhà bà con họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, lối xóm để thăm hỏi. Đây được coi là một thời điểm cho một sự bắt đầu mới, mang theo rất nhiều hy vọng, dự định, và cùng nhau đạt được những điều nào đó đề ra cho một năm mới.

Khoảng thời gian tết âm lịch cũng được coi là ngày xum vầy, tất cả những người ở nơi xa, có thể là đi học xa, đi làm xa, lấy chồng cưới vợ ở nơi xa, định cư nơi xa, thì vào những ngày tết này họ đều mong muốn được trở về quê, đây là nơi mà họ được sinh ra đời, nơi là quê quán của ông bà cha mẹ, cùng nhau ăn tết với người thân thương cũng như là tổ tiên. Đồng thời đây cũng là khoảng thời gian mà bạn sẽ được nghỉ ngơi sau một năm làm việc vật vã mệt mỏi quanh năm, hay là trải qua việc học tập căng thẳng. Đây là thời gian mà bạn được ăn uống thoải mái mà không phải nghĩ ngợi đến những điều cần phải làm. Bạn cũng được thoải mái đi chơi mà không bị ai cấm đoán, những ngày tết này bạn có thể thả mình ra một chút để có được sự thoải mái, thư giãn.

Tất cả người Việt chúng ta đều có một suy nghĩ chung rằng, làm việc quanh năm xuất tháng, làm một cách miệt mài không ngừng nghỉ. Dù là những người ở thành phố hay là những người nông dân ở nông thôn, những người làm ăn buôn bán hay là những người công nhân nhà máy. Nói chung là dù làm bất kể ngành nghề nào đi nữa thì họ đều cố gắng làm việc một cách chăm chỉ nhất, có khi là làm cả ngày chủ nhật, họ làm như không có mệt mỏi. Vì vậy mà chẳng ai có thời gian để đi thăm họ hàng, gia đình sum họp ăn bữa cơm ấm cũng. Do vậy chính vào những ngày tết này mà chúng ta mới có thể sắp xếp được thời gian làm công việc đi thăm hỏi người thân, trở về với gia đình. Và những lúc này bạn mới được nghỉ ngơi mà không phải suy nghĩ, thắt chặt thêm tình cảm của gia đình.

Tết âm lịch được coi là một ngày lễ hội quan trọng nhất trong một năm của nước ta, không chỉ là trong nước mà kể cả là người định cư ở nước ngoài. Mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng với mọi người, nhìn về với cội nguồn truyền thống của dân tộc, nhớ đến những người đã khuất, về nhà với gia đình. Ngoài ra đây sẽ là một bắt đầu mới để bỏ đi tất cả những gì không may mắn và đón nhận những điều tốt đẹp nhất. Mọi người đều cảm thấy có một sự phấn khởi, vui tươi, người ở xa thì cảm thấy nôn nao vì sắp được về nhà, người ở nhà vui vẻ chờ đợi được gặp con cái. Tất cả mọi người trên cả nước như cùng nhau hòa vào không khí hạnh phúc của ngày tết nguyên đán.