Kiến thức

Thân, Thọ, Tâm, Pháp được hiểu như thế nào?

Giả sử như bạn là một phật tử hoặc là người tu hành chánh Phật pháp thì chắc chắc sẽ biết đến quán Thân Thọ Tâm Pháp là gì. Theo Phật giáo thì đây được xem là bốn nền tảng tạo nên sự trắc trở cho con người, trong đó có trở ngại – phiền não – khổ đau – hoại diệt. Đương nhiên những điều này đều có cách để hóa giải.

Tất cả các vị chư Phật đều mong muốn dẫn đường cho chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ và đi đến được sự giác ngộ. Tuy nhiên con đường này cũng được phân ra thành nhiều cấp độ khác nhau. Bốn vấn đề được đặt ra ở trên là Thân – Thọ – Tâm – Pháp được xem là một cách tu tập tốt nhất.

Trong kiến thức Phật giáo là một không gian môi trường bao la rộng lớn, tuy nhiên tất cả đều xoay quanh con người, có thể con người là cách tốt nhất để thể hiện được vũ trụ. Việc con người có giác ngộ được những lời giảng dạy hay thuyết pháp của Đức Phật hay không sẽ dựa vào bốn điều này.

Quán niệm về Thân:

Được thực hiện bằng cách thiền định cho bản thân, nhờ đó mà tâm được thanh tịnh và bình yên, nhất là ở cuộc sống hiện tại có rất nhiều điều cám dỗ. Nhờ vậy mà con người sẽ nhận biết được đâu là điều xấu.

Việc thiền định cần phải biết cách tập trung về mặt hơi thở. Trong đó cần phải lắng nghe được hơi thở lúc đi vào, hơi thở khi đi ra, hơi thở có dài có ngắn. Nếu như thực hiện được thì đây se là phương pháp giúp cho con người tạo nên được ý thức chánh niệm trong cả một đời người.

Bên cạnh đó quan Thân còn được thể hiện qua chính hành động thực tiễn, từ việc đi – đứng – ăn – ngồi – nằm – … đều phải phải kiểm soát. Dù chỉ là hành động rất nhỏ cũng cần phải bắt nguồn từ ý thức, như vậy đời sống mới được an lành.

Thông qua những kiến thức trên, ta rút ra được một kết luận rằng, quán niệm về Thân được thể hiện thông qua nhiều yếu tố, chẳng hạn như đất – nước – gió – lửa, tạo nên cơ thể con người hoàn thiện, không chỉ có bản thân mà còn còn có sức sống nữa.

Một số kinh Phật có nói đến cách thức để Phật tử quán sát thân nhờ vào tứ đại, bao gồm: quán bằng lòng bàn chân cho tới phẩn đỉnh tóc được bọc lại bằng một lớp da. Ngoài ra Thân còn được hình thành từ trong bụng mẹ và nhận được năng lượng sống từ người mẹ. Kể cả lúc chết thì vẫn có tính bất định và giả hợp, thông qua các bước đi từ việc cơ thể phồng lên và sau đó thỗi rữa ra. Tiếp đến là bị các loài khác ăn thịt. Tiếp nữa là cơ thể chỉ còn lại toàn là xương với gân. Cuối cùng là chỉ còn lại xương mà thôi hoặc là bột trắng.

Mục đích của việc quán Thân chính là thoát khỏi khó khăn, hoặc những vướng mắc, đau khổ, bỏ đi điều ham muốn, sử dụng phần thời gian còn trống để tu tập Phật pháp.

Quán Thọ:

Được hiểu là khi bạn nhận được vấn đề nào đó và chấp nhận điều đó. Quán Thọ ở đây bao gồm hai mặt cơ bản, thứ nhất là Thân Thọ và thứ hai là Tâm Thọ. Mặc dù chúng khác nhau hoàn toàn thế nhưng cần phải có sự kết hợp chặt chẽ mới tốt.

Bên trong quán Thọ sẽ được biểu thị ở nhiều hình thái khác nhau, trong đó có ba loại chính là Lạc Thọ – Khổ Thọ – Bất Khổ Bất Lạc Thọ.

Lạc Thọ sẽ là lúc tâm cảm thấy hạnh phúc, thích thú.

Khổ Thọ là khi con người cảm thấy buồn phiền, lo lắng, chán nản.

Bất Khổ Bất Lạc Thọ là tư thế nhàn nhãn, không nghiêng về bất cứ điều gì.

Khi muốn quán Thọ được hoàn toàn thì cần phải đáp ứng đủ ba thành phần: nội căn – ngoại trần – xúc.

Xem về Đồng Xu giúp bạn sống bình an, sống thọ: https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Đồng Xu Phong Thủy giúp bạn lạc quan, yêu đời

Quán Tâm:

Tâm bao gồm nhiều dạng khác nhau, ví dụ như tâm thiện – tâm ác – tâm tham lam – tâm sân si – tâm ích kỷ – … Tại một thời điểm thì không thể nào có thể tồn tại hai loại Tâm.

Quán Tâm là cách kiểm soát được cái tâm, tâm sẽ được biểu thị ra bên ngoài là nhờ vào Thân.

Quán Pháp:

Pháp ở đâu được phân ra thành hai loại, đó là sắc Pháp và tâm Pháp, hai loại này đều cần phải có nhân duyên.

Sắc Pháp được dùng chung cho thân người và các pháp ngoài giới.

Ở thời điểm hiện tại nếu như cả bốn quán niệm đều được tu tập thì con người sẽ đi qua được mọi thử thách, kể cả khó khăn ấy xuất phát từ Thân hay từ Tâm đều không thể làm khó được.