Kiến thức

Tháng bảy âm lịch cần cúng bao nhiêu lần?

Trong rằm tháng bảy theo tín ngưỡng của chúng ta thì không chỉ có lễ cúng cô hồn mà còn những lễ cúng khác nữa, đôi khi chúng ta cũng có sự nhầm lẫn vì hai lễ này cùng tháng và cùng ngày mà. Chính vì thế mà có nhiều người lại có sự vân phân là trong tháng bảy mình nên cúng bao nhiêu lần mới được. Với những thông tin ở bên dưới thì bạn sẽ hiểu được ngay thôi.

Đầu tiên là chúng ta sẽ làm lễ cúng cô hồn, lễ này dùng để cầu xin và bố thí cho những cô hồn mà cụ thể là loại ma quỷ đói, đây là vong hồn đi lang thang không có người nào cúng kiến. Nếu bạn muốn hiểu hơn về điều này thì bạn sẽ coi qua tích nói về ông A Nan, trong quá trình cúng cô hồn thì chúng ta sẽ sử dụng một bài văn tế thập loại chúng sinh, khi tìm hiểu thì có sự liên kết giữa giáo lý của Phật giáo với những giá trị đạo đức của người dân. Nếu xét theo hướng sâu xa hơn thì ngay từ rất lâu rồi thì con người đã có quan điểm về mặt linh hồn, cơ bản đó là vong hồn của người thân – tổ tiên, rồi sau này được hiểu rộng ra là toàn bộ vong hồn kể cả là những người bị lãng quên cũng được bố thí.

Lễ cúng thứ hai mà chúng ta đề cập đến trong rằm tháng bảy âm lịch là lễ vu lan, hay còn được hiểu là báo hiếu đấng sinh thành, chủ yếu là dựa vào giáo lý đạo Phật, mang ý nghĩa vô cùng quan trọng nằm trong tứ đại trọng ân.

Rằm tháng 7 là lễ tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của cha mẹ

Nói đến công ơn của cha mẹ thì chúng ta còn được biết đến trong một câu chuyện khi mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gặp một đống xương khô, thì đã quỳ xuống cúng bái và đã dạy cho đệ tử của mình rằng, có thể bộ xương khô mà chúng ta gặp lại là người sinh ra chúng ta vào kiếp trước. Trong lễ vu lan bạn thấy có một nghi lễ bông hồng gắn trên áo, ý nghĩa của bông hồng này tượng trưng cho thứ tình cảm đẹp đẽ, để con cái thể hiện lòng hiếu với cha mẹ của mình.

Trong rằm tháng bảy âm lịch hằng năm chúng ta sẽ làm hai lễ cúng này, mặc dù là đối tượng của hai lễ này hoàn toàn khác nhau, nhưng ý nghĩa lại thể hiện được cả về mặt đạo đức ứng xử trong xã hội vừa thể hiện trong mặt tâm linh tín ngưỡng. Mặc dù lúc còn sống con người đã gây ra nhiều điều xấu nhưng khi chết đi họ đã và đang chịu sự trừng phạt cho những tội lỗi ấy, đây có thể gọi là qả báo, nhưng họ cũng có được một ngày để trở về thăm con cháu của mình và nhận được sự bố thị và cầu nguyện siêu thoát từ những người còn sống. Từ đó đã thể hiện được ý nghĩa đề cao những giá trị nhân văn của con người, vừa thể hiện cho lòng tốt vừa thể hiện cho lòng hiếu thảo.