Bát Quái

Thành lập các quẻ Bát Quái

Bát Quái sẽ có tổng cộng là tám quẻ, bao gồm Càn – Đoài – Ly – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn.

Vạch liền dùng để biểu thị cho dương được xem là phần sáng tạo và tích cực, vạch đứt thể hiện cho âm, được xem là phần thụ động và tiếp thu. Mỗi một vạch như thế này người ta gọi chung lại là hào. Các thành phần này được thể hiện với dạng hình trong trắng và đen được gọi là Thái Cực dồ, nhưng cũng có thể hiểu đó là Âm Dương, đây là cách để thể hiện mối quan hệ với nhau, khi Dương chạm tới cực đỉnh thì Âm sẽ được phát sinh, nguyên lý Âm Dương.

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

Quả Cầu Đá Thạch anh Phong Thủy   Quả Cầu Đá Thạch Anh tự nhiên 

︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

Vô Cực được hiểu là lão giáo, vô vi, hư vô không thuộc về một dạng vật chất nào cả.

Thái Cực là trang thái tại một thời điểm xảy ra sự vật hiện tượng.

Lưỡng Nghi là hai yếu tố Âm và Dương.

Tứ Tượng là Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm.

Tám quẻ Bát Quái được tạo thành khi chúng ta tổ hợp chập 3 của Âm và Dương.

Dựa trên các khái niệm được trình bày, thì chúng ta có thể hiểu theo một cách ngắn gọn như sau: Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh Vô Lượng.

Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về Quẻ Càn, hay còn được hiểu là sự sáng tạo: được tạo thành từ ba hao dương, tức là ba vạch liền. Khi nhắc tới Quẻ Càn thì sẽ liên quan tới người đứng đầu, người cha trong gia đình hoặc là người trưởng nam. Với Quẻ Càn thường dùng để thể hiện cho trời, sức mạnh, bền vững. Quẻ Càn thuộc hành đại Kim, hướng Tây Bắc và có số là 6.

Quẻ Khôn: được hiểu như sự tiếp nhận, được hình thành từ ba hào Âm, tức là ba vạch đứt. Quẻ Khôn thường được dùng để nói tới người mẹ trong gia đình, hoặc là trưởng nữ. Quẻ Khôn thuộc hành Thổ, hướng Tây Nam, là số 2. Quẻ này được xem như sự bổ trợ cho Quẻ Càn, kích hoạt được khả năng to lớn nhất.

Quẻ Chấn: được hiểu là sự tăng trưởng, được hình thành từ hai hào Âm và một hào Dương. Quer này dùng để chỉ đến người con trai cả trong gia đình. Chấn ở đây là sấm và cũng dùng để thể hiện cho sự rộng rãi hoặc sâu. Hào Dương dược đặt ở phía dưới cùng nhằm thúc đẩy cho hai hào Âm bên trên. Quẻ Chấn thuộc hành Mộc, hướng Đông, là số 3.

Quẻ Tốn: được hiểu là sự dịu dàng. Được tạo thành từ hai hào Dương và một hào Âm, hai vạch liền phía trên và một vạch đứt phía dưới cùng . Quẻ Tốn thể hiện cho người con gái lớn và là sự sâu rộng, thuộc vào hành Mộc, đại diện bằng màu xanh lá cây hoặc là màu gỗ, có hướng là Đông nam và con số 4.

Quẻ Cấn: được hiểu là núi, mang tính chất cho sự yên tĩnh, tĩnh lặng, trạng thái đơn độc. Được hình thành với hai hào Âm và một hào Dương, cụ thể là hào vạch đứt phía dưới và vạch liền nằm phía trên cùng. Quẻ Càn thể hiện cho người con trai út trong nhà, thuộc hành Thổ, hướng Đông Bắc, con số 8.

Quẻ Khảm: hiểu là sự sâu thẳm bên trong, được hình thành với một hào Dương ở giữa và hai hào Âm ở hai đầu, tức là một vạch liền ở giữa và hai vạch đứt nằm ở hai đầu. Quẻ Khảm dùng để chỉ người con trai ở giữa, thuộc ngũ hành Thủy, phương vị hướng Bắc. Khi nhắc tới Quẻ Khảm thì nói đến sự khốn khó, không được vui vẻ.

Quẻ Đoài: được dùng để thể hiện cho niềm vui và hạnh phúc, được hình thành với một hào Âm và hai hào Dương ở phía dưới, tức là một vạch đứt ở trên và hai vạch liền nằm phía dưới. Quẻ Đoài dùng để thể hiện cho hạnh phúc và người con gái út trong nhà. Bên cạnh đó Đoài còn được xem như một cái ao – cái hồ – nụ cười, mặc dù nhìn bên ngoài yếu tuy nhiên bên trong lại cứng rắng. Quẻ Đoài thuộc hành Kim, hướng Tây, số 7.

Quẻ Ly: được hiểu như sự bám giữ, được hình thành với một hào Âm nằm ở giữa và hai hào Dương nằm ở hai đầu, cụ thể là vạch đứt nằm chính giữa hai bên là 2 vạch liền. Quẻ Ly thuộc vào ngũ hành Hỏa, đại diện cho người con gái giữa trong nhà. Lý còn được xem như mặt trời, sự nóng nực và khô cằn. Tuy nhiên Quẻ Ly cũng có thể hiểu như nguồn động lực. Quẻ Ly thuộc phương vị là hướng Nam, đại diện bằng con số 9.