Tháp Văn Xương

Tháp Văn Xương từ đâu mà có?

Truyền thuyết về Văn Xương Đế Quân:

  • Văn Xương Đế Quân hay Văn Xương Tinh là vị thần được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.
  • Văn Xương là tên vì sao, cũng gọi là sao Văn Khúc (Văn Khúc tinh) hoặc sao Văn (Văn tinh). Người Trung Quốc thời xưa cho rằng đây là tinh tú nắm giữ công danh và văn vận của thế nhân.
  • Đạo giáo đã sớm có tín ngưỡng Văn Xương, trong Lão Quân Âm Tụng Giới Kinh chép: “Đương giản trạch chủng dân, lục danh Văn Xương cung trung.” (Phụ trách tuyển chọn phẩm hạng dân chúng, ghi danh vào cung Văn Xương).
  • Đến đời Nguyên (1279–1368) và đời Minh (1368–1644), các đạo sĩ lợi dụng tín ngưỡng dân gian về Văn Xương Đế Quân mà viết ra “Thanh Hà Nội Truyện” và “Tử Đồng Đế Quân Hóa Thư”… kể lại những thần tích của Văn Xương Đế Quân.
  • Các sách viết rằng:
  • Văn Xương Đế Quân vốn sinh đầu đời Chu, đã trải 73 kiếp hoá thân, từng là sĩ đại phu, cuối đời Tây Tấn ngài giáng sinh nơi đất Thục, tên là Á họ là Trương, tự là Bái Phu, được lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế cho chưởng quản Văn Xương phủ và lộc tịch (sổ sách về quan lộc) của nhân gian.
  • Đạo Tạng Tập Yếu thu thập quyển Văn Xương Đế Quân Bản Truyện viết vào những năm Sùng Đức (1636–1648) đời Thanh (1644–1911). Trong đó ghi rằng: “Văn Xương Đế Quân họ là Trương, húy là Thiện Huân, có những thần tích linh dị, phàm nhương tai khử họa đảo vũ cầu tự, hễ có thành tâm tất có ứng nghiệm, có thể trấn phục yêu ma tảo trừ dịch bệnh. Ngài được gọi là Văn Chương Tư Mệnh vì các giới quý tiện văn vũ y bốc sĩ nông công thương hễ có lòng mong cầu công danh đều trông cậy vào ngài. Ngài cư ngụ nơi cung Văn Xương nơi chòm sao Tử Vi, thường giáng cơ viết kinh, hiển mộng báo tin, phân thân ứng hóa, cứu độ nhân sinh.”

Xem thêm ảnh Tháp Văn Xương: https://kimtuthap.vn/san-pham/thap-van-xuong/

Tháp Văn Xương là biểu tượng của đỗ đạt trong thi cử 

Tại sao lại dùng hình ảnh “chiếc tháp”?

  • Lý do tại sao người ta lại lấy hình ảnh chiếc tháp để tạo ra “ Tháp Văn Xương – tháp được trưng cho việc học tập” mà không phải là hình ảnh nào khác? Sẽ có những lý do sau đây:
  • Trong Phật giáo, tháp là nơi để thờ xá lợi, pháp khí, tượng Phật… và là biểu tượng trí tuệ của nhá Phật.
  • Tháp được xây dựng nhiều tầng dựa trên một khung nền vững chắc, ý nói cũng như việc học hành, khi chúng có một nền tảng kiến thức vững chắc thì mau chóng sẽ tiến bộ, việc học tập sẽ ngày càng phát triển và sớm sẽ gặt hái được thành công.

Tại sao lại có tên gọi “ tháp Văn Xương”?

  • Lấy tên gọi của Văn Xương Đế Quân – một người nắm giữ công danh và vận mệnh của nhân gian theo truyền thuyết của người Trung Hoa.
  • Ông là một người trí tuệ tinh thông, lại là người nhân đức. Sau khi qua đời, ông được hoá lên trời và cư ngụ tại chòm sao Văn Xương, thường hiển linh để viết kinh, báo mộng hay phân tích ứng hoá, cứu độ trần gian.

Ý nghĩa tháp Văn Xương:

  • Đây là một hình tượng tượng trưng cho sự thông thái, trí tuệ cũng như ghi danh những thành tích của con người. Vì Vậy chúng ta có thể thấy Tháp Văn Xương nhiều ở vùng Bình Sơn, Nguyên Lãng, Hongkong
  • Những người dân ở đân thường xây tháp này để cầu thi cử, đỗ đạt từ đó có vị thế cao trong trong xã hội.
  • Vốn là biểu tượng cho trí tuệ, sự thông thái và thành đạt, nên Tháp Văn Xương được xây dựng ở nhiều nơi, đặc biệt là Hồng Kông.

Tháp Văn Xương đem lại sự thăng tiến trong công danh và sự nghiệp

Nên đặt Tháp Văn Xương ở đâu?

  • Bạn nên đặt tháp tại vị trí như bàn học, trong thư phòng, hay tủ sách trong nhà.
  • Vì đây chính là những nơi dành cho các học giả học tập và nghiên cứu. Nếu gia đình có người sắp trải qua kỳ thi lớn như: thi đại học, thi tốt nghiệp… thì nên đặt tháp tại bàn học để cầu may mắn của sao

Không nên đặt tháp ở đâu?

  • Một điểm chú ý là không nên đặt Tháp Văn Xương tại phòng vệ sinh và nhà bếp hoặc cạnh các đồ vật không sạch sẽ.
  • Bởi việc này khiến cho công việc học tập không được thuận lợi, khó có thể đạt được thành quả tốt.
  • Nếu bạn đã tìm ra vị trí phù hợp rồi nhưng không dịch chuyển được các đồ vật có trước thì cũng có thể sử dụng để làm cường cát khí cho vị trí Văn Xương đó.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin quý khách vui lòng truy cập trang web chính của Kim Tự Tháp hoặc liên hệ hotline để nhận được sự hướng dẫn và tư vấn tận tình nhất!