Kiến thức

Thể loại văn Phú

Nói đến thể loại văn Phú thì sẽ có rất nhiều người không biết đến, bởi vì đây là một dạng văn cổ thời xưa, bắt nguồn từ nước ngoài đó là Trung Quốc, sau đó mới đi vào nước ta.

Thể văn Phú có một vài điểm nổi bật, chính là dạng văn vần – văn xuôi – văn biên ngẫu, với nội dụng phần lớn dùng để tả cảnh – kể – bàn chuyện. Ý nghĩa này bắt nguồn từ chính nghĩa của từ Phú, chính là sự thể hiện phô bày ra bên ngoài.

Thời xưa dạng văn Phú này được áp dụng vào chế độ thi cử, tuy nhiên tồn tại ở mỗi thời thể Phú này cũng có một vài điểm khác biệt. Chẳng hạn như thời Đường thì Phú phải tuân theo luật, đời Tống thể Phú phát triển theo dạng văn xuôi hóa. Phú Luật thì hạn vần, tại mỗi một đoạn đều phải có vần trong bài dùng để đi thi, Phú văn xuôi thì dùng hình thức văn xuôi nhưng có câu tứ lục.

Đối với thể Phú Luật: hoặc còn gọi với tên là Phú Cận Thể, trong đó sẽ được biểu hiện có vần, có đối theo luật bằng trắc. Riêng văn xuôi thì giep độc vận hay 5 – 6 – 7 – 8 vần. Phú Đường Luật được thể hiện trên hai vế đối nhau dạng vần nằm ở cuối vế dưới.

Ở nước ta thì văn Phú cũng được du nhập vô khá sớm, mỗi một thời đều có những tác phẩm nổi tiếng. Ví dụ như bài Bạch đằng giang phú – Ngọc tỉnh liên phú – Chí Linh sơn phú – Tịch cư ninh – hàn nho phong vị – …

Nếu xét về nội dung thì Phú thuộc hính thức ca ngợi vua chúa – phong cảnh – tự nhiên. Từ việc miêu tả cảnh vật cho tới việc thể hiện được tâm trạng cảm xúc của con người.

Về phần hình tượng mà nói thì thể Phú xưa dùng hai đối tượng chính đó là khách và chủ, tức là dùng vật này để nói đến một cái khác.

Xem Đồng Xu Phong Thủy đem lại Phú Quý: https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Xét về thủ pháp thì điểm nổi bật của thể văn Phú chính là việc miêu tả vô cùng cụ thể và chi tiết, một vật sẽ được diễn tả ở nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau, từ gần đến xa, từ tổng quát cho tới chi tiết. Bên cạnh thủ pháp miêu tả thì thể Phú còn dùng thủ pháp cường điều để làm rõ nét hơn về vật đó.

Trong văn học thì ngoài thể Phú còn có những thể khác cũng có một số điểm giống nhau, cụ thể như thể tản van – biên văn. Điểm giống nhau của thể văn này chính là việc sử dụng câu văn xuôi, từ ngữ không cần phải khuôn khổ, linh hoạt trong quá trình sáng tác. Cùng với cách thể hiện đa phần là trữ tình – lý luận và tự sự.

Nói tóm lại khi nói về thể văn Phú bạn cần phải hiểu cơ bản, chính là Phú dùng để phô bày ra ngoài, có thể là khen – khoe, tuy nhiên nằm sâu bên trong vẫn có điều ẩn ý. Để sử dụng được thể Phú này đòi hỏi phải là người có tài hoa.