Kiến thức

Tiền Cổ Việt Nam và những thông tin cần biết

Tiền là một trong số những món đồ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, sau khi Tiền ra đời thì nền kinh tế xã hội loài người có nhiều thay đổi và tiến bộ hơn. Đối với mỗi một quốc gia thì đều sẽ có Tiền riêng, mang nét riêng.

Ngày nay Tiền được hiểu là một vật ngang giá chung, được sử dụng để thanh toán và trao đổi hàng hóa dịch vũ, nhằm đáp ứng như cầu của người dân. Nhà nước sẽ là tổ chức phát hành Tiền nhưng phải đảm bảo giá trị bằng một số loại tài sản khác, có thể là vàng bạc đá quý hay trái phiếu và ngoại tệ.

Xem các mẫu Đồng Tiền May Mắn Việt Nam: https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Tìm hiểu về Tiền Việt Nam:

Là Tiền mang nét đăc trưng riêng của Việt Nam, dựa theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, đồng Tiền Việt Nam đầu tiên được lưu hành là vào khoảng thế kỷ thứ mười, đây là thời kỳ Đại Cồ Việt do Đinh Bộ Lĩnh đứng đầu.

Theo sau đó là mỗi thời kỳ dưới quyền của một vị vua thì họ lại đổi một loài Tiền khác. Nhưng có một điểm chung chính là nguyên liệu sử dụng bằng kim loại.

Đến khoảng gần năm 1400 thì tiền giấy Việt Nam mới được phát hành, phát hiện này là do các nhà khoa học tìm thấy dựa trên một vài tư liệu sử, còn trên thực tế thì chưa tìm được vật chứng cụ thể của thời kỳ đó.

Tiền Cổ Việt Nam:

Hình dáng bên ngoài:

Tiền Cổ Việt Nam hầu hết dược làm từ kim loại, dạng thông thường là hình tròn, chính giữa được đục một lỗ nhỏ có hình vuông.

Một mặt của Tiền Cổ có chữ Hán, phần chữ này được chia thành bốn khu vực khác nhau, trong đó chữ 1 và 2 thể hiện niên hiệu của vua cai trị, chữ 3 và 4 để thể hiện cho loại tiền.

Một mặt còn lại của Tiền Cổ được viền bên ngoài, hầu hết là không có chữ viết,  một phần nhỏ thì cũng được viết chữ với ý nghĩa như triều đại – năm phát hành – sự yêu quý đối với nhà vua – nơi đúc tiền – ý nghĩa tốt nào đó – ký hiệu đặc biệt – trọng lượng – trị giá ấn định.

Độ lớn và trọng lượng:

Tiền Cổ thường được đúc với đường kính là 18mm 22mm – 24mm – 25mm – 26mm.

Phần lỗ chính giữa thì có kích thước khoảng 5mm – 7mm.

Độ dày của tiền cổ khoảng 0.5mm – 1mm.

Do Tiền Cổ có kích thước và độ dày khác nhau, nên trọng lượng sẽ nằm trong khoảng 3.5gram – 4gram – 6.2gram.

Cách gọi Tiền Cổ:

Như đã đề cập ở trên, chữ số 1 và 2 thường dùng để đặt cho niên hiệu của vua, chữ số 3 và 4 thì có thể hàm nghĩa khác nhau, ví dụ như: chữ Thông Bảo – Nguyên bảo – Đại bảo – Vĩnh bảo – Chí bảo – Chính bảo – Cự bảo – Trọng bảo – Thuận bảo.

Đơn vị Tiền Cổ:

Tiền Cổ Việt Nam do được đục lỗ vuông chính giữa, nên có thể sử dụng một sợi dây để xỏ vào, điều này thuận tiện khi phải cầm nhiều tiền trong người.

Một đồng Tiền Cổ được gọi là Văn, nếu xỏ nhiều đồng Tiền Cổ lại với nhau để sử dụng thì được gọi là Cưỡng – Mân – Quán. Đối với số lượng xâu như vậy thì mỗi thời kỳ vua khác nhau sẽ quy định số lượng khác nhau.

Có một đơn vị Tiền Cổ khác là Bách, được hiểu là một trăm, tuy nhiên chỉ là lúc đầu số lượng là một trăm, dần sau đó thì 1 Bách lại được quy định khác. Chẳng hạn như: Năm Kiến Trung thì 1 Bách là 69 Văn – năm Thuận Thiên triều Lê 1 Bách là 50 Văn – năm Thiệu Bình 1 Bách là 60 Văn – …

Vào thời cận đại thì Văn lúc này được gọi là Đồng, Bách gọi là Tiền, Cưỡng – Mân – Quán gọi là Quan.

Khi đất nước vào thời Pháp Thuộc thì cách tính của Tiền lại xuất hiện thêm Hào – Xu – Trinh – Cắc – Đồng.

Giá trị Tiền Cổ:

Tiền Cổ Việt Nam nói chung đều chỉ thể hiện dưới một mệnh giá duy nhất, đó là 1 Văn. Nếu như họ cần số lượng Tiền nhiều hơn thì sẽ được xâu lại tạo thành một Mân, cứ 10 xâu nhưu vậy được gọi là 1 Bách.

Đến thời nhà Nguyễn thì Tiền lúc này mới được phân chia thành nhiều mệnh giá khác nhau, sau này có Tiền giấy nhà Hồ cũng nhiều mệnh giá. Tiền Việt Nam hiện đại đang lưu hành cũng có nhiều mệnh giá cao thấp khác nhau.

Nguyên liệu là Tiền Cổ: đa phần Tiền Cổ đều được làm từ kim loại, nhưng mỗi thời kỳ sử dụng một dạng kim loại khác nhau.

Đồng Tiền: tiền làm bằng hợp kim của kền – sắt – thiếc.

Tiền đúc bằng kẽm, đây được xem là nguyên liệu thông dụng nhất.

Duyên Tiền được đúc bằng chì, có pha thêm kim loại.

Thiết Tiền được làm từ sắt.

Tiền đúc bằng Vàng, đa phần là tiền để nhà vua ban thường.

Ngân Tiền đúc bằng bạc cũng dùng để ban thưởng.

Sáo là dạng tiền giấy của nhà Hồ.