Bát Quái

Tiên Thiên Bát Quái

Dựa trên nhiều tài liệu được tổng hợp lại thì Tiên Thiên Bát Quái được hình thành do Phục Hy sáng lập ra. Dùng để phản ánh vạn vật của vạn vật trong thời điểm vũ trụ được hình thành. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về khái niệm này thì có thể xem trong cuốn sách Kinh Dịch.

Dựa trên hiểu biết về triết học thì mọi vật trong vũ trụ được hình thành nhờ vào Tiên Thiên, sau đó khi vạn vật đã được hình thành trong vũ trụ rồi thì mới gọi là Hậu Thiên. Đây hai định nghĩa được dùng để xác định cho hai khoảng thời điểm khác nhau và để dễ dàng hiểu và áp dụng.

Tiên Thiên Bát Quái được hình thành theo thứ tự như sau: Nam – Càn, bắc – Khôn, đông – Ly, tây – Khảm, đông bắc – Chấn, tây nam – Tốn, đông nam – Đoài, tây bắc – Cấn.

Xem các mẫu Trụ Đá Phong thủy: http://kimtuthap.vn/san-pham/tru-da-thach-anh-phong-thuy/

Trong đó giữa Càn và Khôn thể hiện sự đối lập, đó là Trời và Đất, trời đất phân lô.

Khảm và Lý cũng đối lập, đó là Thủy và Hỏa, nước lửa không chạm nhau.

Chấn và Tốn cũng đối lập, gọi là Lôi và Phong, sấm gió cọ xát.

Cấn và Đoài cũng đối lập, gọi là Sơn và Trạch, núi đầm thông khí.

Tiên Thiên Bát Quái và thay đổi của 4 mùa:

Hướng Đông Nam có nhiều đầm, do đó Đoài hiểu là đầm.

Hướng Đông là hướng mặt trời mọc.

Hướng Đông Bắc là mua xuân nên sấm dậy.

Hướng Bắc có âm khí lắng xuống nên thuộc ở dưới.

Hướng Tây nam thuộc mùa thu thì gió trở nên mạnh.

Hướng Tây là hướng mà mặt trời lặn.

Hướng Tây bắc có nhiều núi, thế nên Cấn được hiểu là núi.

Sự hình thành quẻ trong Tiên Thiên Bát Quái:

Thời gian hiểu là Đời, không gian hiểu là Đạo. Lúc ban đầu không gian là bầu trời chứa các hành tinh và sự sống, đó là không gian lưỡng nghi, tức là cái không tạo nên cho mọi thứ có. Lưỡng nghi là Thiên một hào Dương vạch liền, địa là hào âm thể hiện bằng một vạch đứt.

Sau đó mới hình thành nên tứ tượng, các con số và diễn biến của Bát Quái tạo nên nhiều mối quan hệ tương tác khác. Trong đó tượng Thái Dương là hai vạch liền chồng lên nhau, tượng Thái Âm là hai vạch đứt chồng lên nhau, tượng Thiếu Âm với một vạch liền phía dưới và một vạch đứt xếp phía trên, tượng Thiếu Dương với một vạch đứt phía dưới và một vạch liền phía trên.

Bốn tượng ở trên là điểm khỏi đầu của cơ tạo hình đặt tướng, bao gồm Càn – Khôn – Khảm – Chấn. Sau khi các ngôi Thiên đem dương lực đến tâm của Địa hình thành nên sự sống.

Từ gốc của tứ tượng, sau đó thêm dương và thêm âm lần lượt gấp đôi lên sẽ tạo nên tám quẻ, đó là Càn 1 – Đoài 2 – Ly 3 – Chấn 4 – Tốn 5 – Khảm 6 – Cấn 7 – Khôn 8. Đây chính là phù hiệu về quẻ và các con số của Tiên Thiên Bát Quái.

Trong đó nếu là quẻ có 3 nét liền gọi là Tam Tài: trên là Thiên, dưới là Địa, giữa là Nhân, dùng dể chỉ về con người mới được dự phần vào việc của đất trời.