Bát Quái, Dịch Vụ Chấm Bát Tự

Tìm hiểu về Bát Tự Hà Lạc

Đây là một trong số những bộ môn về dịch học của phương đông, sử dụng những thuyết như Âm Dương – Ngũ Hành, đặc biệt là Bát Qáu để tạo ra một số môn học khác. Đây cũng được xem như là một thiết bị để lý giải về mệnh thuật, dùng cho bói toán.

Chữ Dịch ở đây tức là sự thay đổi, dựa trên tám biểu tượng, đó chính là tám quẻ thuộc Bát Quái, cụ thể là Tiên Thiên Bát Quái, tới thời kỳ vua Chu Văn Vương thì hình thành nên tám quẻ Hậu Thiên Bát Quái, kết hợp với hai quẻ Tiên Thiên và Hậu Thiên để hình thành nên 64 quẻ, trong đó mỗi một quẻ như vậy sẽ có sáu hào, cộng lại thì có 384 hào.

Mối một quẻ này được gọi là Thoán dùng để luận, mỗi một hào như vậy gọi là Tượng, từ đó mà một quẻ sẽ có sáu hào Dương và hào Âm tính theo thứ tự từ dưới đi lên từ hào sơ cho tới hào lục.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Mỗi Dịch có tám quẻ, dưới mỗi quẻ sẽ có thêm tám quẻ khác, tổng lại là 64 quẻ, mỗi quẻ lại có một cái tên không giống nhau, dựa trên phân tích từ nhiều đời thì có chín con số trong Hà Đồ Lạc Thư, gọi với tên là Cửu Trù Hồng Phạm, là chín phép lớn gồm chín loại, chín điều liên hệ tới nền kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội.

Chín trù bao gồm: thứ nhất là Âm Dương Ngũ Hành, thứ hai là sử dụng thận trọng năm việc, thứ ba là tận tâm là tám chính sách, thứ tư là áp dụng năm điều thiện văn xem bốn mùa, thứ năm là hoàng cực phát sinh tám trù kia, thứ sáu là trau dồi ba đức tính, thứ bảy dùng sáng suốt để đánh tan hoài nghi, thứ tám là ứng dụng xem thời tiết, thứ chín là hứa năm điều lành dọa sáu điều dữ.

Sau này Khổng Tử đã bổ sung thêm vào Dịch mười thiên truyện, với tên gọi là Thập Dực, bao gồm: văn ngôn, soán truyện, địa tượng truyện, tiểu tượng truyện, thượng hạ hệ từ truyện, thất quái truyện, thượng hạ tự quán truyện, tạp quái truyện.

Tùy thuộc vào mỗi một trường phái mà có cách lý giải luận thuyết khác nhau, tuy nhiên vẫn dựa trên hai yếu tố Âm và Dương, trong đó có một số cách gọi khác nhau như: đạo, thái cực, nguyên, huyền, vô cực, trời, khí, nguyên nhất, thái hu, lý, lý khí, tâm. Có lúc Âm Dương là khí siêu hình, có lúc lại là hữu hình.

Dịch của vua Chu xác định mỗi một quẻ đơn Tiên Thiên sẽ được tạo thành từ ba hào, còn Hậu Thiên thì gồm có ba hào và ghép hai quẻ đơn thành chính quẻ rồi đặt tên Thoán như đã nói. Theo đó thì Thái cực là Âm Dương hình thành nên Lưỡng Nghi là Âm riêng Dương riêng, sau đó là hình thành tứ tượng gồm Thiếu Âm – Thái Dương – Thiếu Dương – Thái Âm, tiếp đến là hình thành Bát Quái.

Từ tám quẻ đơn của Bát Quái sẽ phối hợp sinh ra chính quẻ có tên triêng và xếp theo nhóm ngũ hành, với tám nhóm quẻ khác nhau, mỗi nhóm như vậy sẽ có một quẻ chính với tên gọi là Thuần cộng với bảy quẻ khác sẽ có sự thay đổi của Âm và Dương mà thành.