Kiến thức

Tìm hiểu về cách tổ chức hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Theo thời gian thì thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều thay đổi về cách quản lý, định hướng, thực hiện, kết quả trong việc thiết lập tổ chức hành chính tại đây. Những cách tổ chức quản lý công kềnh – những hoạt động bị đan chồng lên nhau – sự mạnh dạn cần phải được thay đổi toàn bộ, thì hiệu quả mới mang lại được.

Theo như thống kê hiện nay thì thành phố thành phố Hồ Chí Minh nằm dưới quyền quản lý của trung ương, có tổng cộng là mười chín quận, năm huyện, 322 xã, 259 phường, năm thị trấn.

Đơn vị hành chính quận bao gồm: Quận 1 -2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10 – 11 – 12 – Thủ Đức – Bình Thạnh – Gò Vấp – Phú Nhuận – Tân Phú – Bình Tân – Tân Bình.

Đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm huyện Nhà Bè – Bình Chánh – Hóc Môn – Củ Chi – Cần Giờ.

Để hiểu được một cách tổng quát nhất về tổ chức hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh thì bạn có thể hiểu một cách đơn giản đó là đứng đầu là  Ủy ban nhân dân thành phố, sau đó là đến các sở – ban ngành, cùng với quận – huyện và tổng công ty.

Chính quyền tại thành phố Hồ Chí Minh được coi là chính quyền mang tính chất là địa phương, với nhiệm vụ là trông coi và điều hành các hoạt động trong toàn thành phố. Trong đó sẽ được đại diện bằng Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được coi là cơ quan dùng để hành pháp – Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được coi là cơ quan lập pháp – Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được coi là cơ quan tư pháp. Đây được coi là một bộ máy hoạt động để đưa thành phố vào trong một khuôn khổ kỷ luật.

Ngoài ra còn phải nhắc đến một cơ quan được coi là tổ chức đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đó là Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, không nằm trong chính quyền nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng.

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ là xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của mình, ngoài ra còn có tiếp nhận khấng cáo hoặc kháng nghị có liên quan.

Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh một cơ quan có quyền lực dùng để lập pháp, có nhiềm kỳ năm năm một lần và sau đó là đầu cử lại. Tiến hành họp hai lần, với nhiệm vụ là bảo vệ vấn đề thi hành hiến pháp và pháp luật của nhà nước trên khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cùng với việc giám sát những cơ quan khác, dự toán ngân sách. Đứng đầu là một chủ tịch, một phó chủ tịch, một ủy viên thường trực.

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan hanh chính tại địa phương thuộc thành phố. Nhiệm kỳ năm năm một lần. Đứng đầu là một chủ tịch, năm phó chủ tịch, 22 ủy viên.