Kiến thức

Tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng thuộc khu vực đồng bằng sông cửu long. Tên gọi có nguồn gốc từ tiếng dân tộc Khmer, mặc dù được thay đổi nhiều lần nhưng đến hiện nay thì lại được giữ nguyên từ gốc. Có ranh giới theo hướng bắc và tây bắc tiếp giáp với tỉnh Hậu Giang, hướng tây nam tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu, hướng đông bắc tiếp giáp với tỉnh Trà Vinh, hướng đông và đông nam tiếp giáp với biển đông. Được phân chia thành nhiều đơn vị hành chính khác nhau, cụ thể có một thành phố là Sóc Trăng, hai thị xã là Ngã Nam và Vĩnh Châu, cộng thêm tám huyện khác: huyện Trần Đề – Thạnh Trị – Mỹ Xuyên – Mỹ Tú – Kể Sách – Long Phú – Cù Lao Dung – Châu Thành.

Thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nên được phân chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa có lượng nước khá nhiều nhưng lại không bị ảnh hưởng bởi bão lũ, điều kiện khí hậu thuận lợi để cho cây trồng phát triển tốt. Đất đai màu mỡ giúp cho cây lương thực có môi trường sống tốt, ngoài ra có thể trồng thêm các loại cây công nghiệp và cây ăn trái. Hơn nữa còn có phần đất rừng để phát triển ngành lâm nghiệp, có phần đất để làm muối. Vì đất đai được phân chia thành nhiều loại khác nhau do đó có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau mà vẫn có thể đem lại hiệu quả tốt.

Cũng có sự bất lợi khi nước bị ngập mặn nhưng vấn đề này có thể khác phục được nên nhìn về tổn quát thì nông nghiệp vẫn được phát triển, cùng theo đó là ngư nghiệp cũng như là du lịch với nhiều mô hình sinh thái khác nhau.

Trà Vinh có phần tiếp giáp với biển đông nên tỉnh có thêm nguồn tài nguyên hải sản, vùng ven biển bạn sẽ thấy một số loại cây đặc trưng như tràm, bần, vẹt, đước, dừa, chủ yếu là dạng rừng nước có nhiễm mặn. Có số lượng hải sản nhiều có thể nhắc tới như cá nổi, tôm, cá đáy. Đây là điều kiện tốt cho việc phát triển theo hướng đa dạng nhiều ngành cùng một lúc nư xuất nhập khẩu, vận tải, du lịch, cảng tàu, cảng cá, ngành sản xuất chế biến thủy hải sản.

Nếu bạn đặt chân tới Trà Vinh, bạn sẽ được nhìn ngắm nhiều vẻ đẹp về mặt tự nhiên cũng có, mà có bàn tay con người kiến tạo nên cũng có, bạn có thể ghé qua một vài ngôi chùa ở đây như chùa Dơi, chùa chén kiểu, và được tham dự nhiều lễ hội đặc sắc, cùng với đó là những ruộng lúa bạt ngàn, vườn trông các loại cây ăn trái, và tham gia các hình thức du lịch khác nhau để khám phá. Có một số địa điểm khác bạn có thể ghé qua như khu căn cứ tỉnh ủy, bảo tàng khmer, chợ nổi ngã năm, vườn cò Tân Long, khu du lịch sinh thái Cồn Mỹ Phước.

Với nhiều món ăn đặc sản như bún nước lèo với phần nước được nấu từ các nguyên liệu như sả, dừa, mắm, có thêm thịt được thải mỏng, ớt, rau. Ngoài ra có thể nếm bún gỏi dà, bún thịt nấu riêu, bò nướng ngói. Một món khác cũng đặc biệt là mì sựa được làm từ đậu này có màu vàng, bạn có thể dùng nấu các món kết hợp.