Kiến thức

TP. Hồ Chí Minh – Quận 1

TP.Hồ Chí Minh là một trong những vùng trọng điểm thuộc khu vực miền nam. Trong đó được chia làm nhiều quận khác nhau để có thể dễ dàng quản lý hơn về mặt địa lý. Đầu tiên được nhắc tới là Quận 1 (một), mà nhiều người thường hay gọi là Quận Nhất, đây là một trong số những quận trọng điểm của vùng đất Sài Gòn, tập trung các khu hành chính lớn, các khu đô thị hóa, kể cả các lãnh sự quán của các nước đều được đặt tại Quận 1. Nổi tiếng với toàn nhà Bitexco, đây là một khu vực rất đông đúc, náo nhiệt, phương tiện giao thông đông đúc bậc nhất. Cùng gắn liền với Quận 1 là con đường Hoa Nguyễn Huệ, các cơ sở ăn uống, trung tâm vui chơi.

Quận 1 có hình dạng như số 1 – là quận trung tâm của SG

Quá trình phát triển Quận 1 chia làm nhiều giai đoạn khác nhau

Giai đoạn trước những năm 1900 (giai đoạn Pháp đô hộ): khi mà thực dân Pháp lấy được Sài Gòn thì người dân Pháp đã thấy được tương lai phát triển của vùng đát này nên đã đưa ra những chính sách phát triển nơi này thành một khu phát triển về mọi mặt như kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, hành chính. Cùng với đó là xác đình ranh giới cho Sài Gòn với những vùng lân cận. Một phía là rạch Bến Nghe, và Thị Nghè, một phía là sông Sài Gòn, và một phía là chùa, đến đồn Chí Hòa. Tạo thành một vị trí hành chính có diện tích nằm trong khoảng hai lăm kilimet.

Với những ý kiến của thống đốc Nam Kỳ thời đó thì 1861 thực dân Pháp đã chính thức cho hình thành nên Tp. Sài Gòn, bao gồm các thôn thuộc vùng Bình Trị Thường cộng với Bình Trị Trung thuộc Bình Dương thời đó, công với Tân Bình thuộc Gia định. Hồi đó khu vực Sài Gòn có diện tích khá nhỏ chỉ bao gồm có Quận 1 và Quận 3 bây giờ thôi.

Do đó mà Sài Gòn có hai vùng là Sài Gòn và vùng Chợ Lớn. Sau này Sài Gòn được quy hoạch lại và tiến hành đưa Chợ Lớn ra khỏi Sài Gòn thành một vùng khác, phân chia ranh giới rõ ràng cho hai khu vực này. Trong đó Sài Gòn có khoảng ba kilomet. Tính theo hướng bắc thì tiếp giáp với rạch Thị Nghè, về hướng đông thì tiếp giáp sông Sài Gòn, hướng nam thì rạch Bến Nghé, hướng tây là gồm hai con đường lớn là Nguyễn Thị Minh Khai cộng với đường Hai Bà Trưng hiện nay.

Quận 1 là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tp.HCM

1867 thì tỉnh Gia Định dưới ý kiến thì dược đổi thành thành tỉnh Sài Gòn. Vì thế mà đô thị Sài Gòn thành một lỵ sở hạt Sài Gòn thuộc với tỉnh Sài Gòn, về mức dân số lúc bấy giờ nằm ở mức khoảng 10.700 người. Mật độ dân số lúc đó bao gồm mười ngàn thuộc người Việt và Hoa, người Ấn có 180, và người Âu là 555. 1876 lỵ sở hạt Sài Gòn dời về Bình Hòa, nên hạt Sài Gòn đổi thành hạt Bình Hòa, 1885 lại đổi thành hạt Gia Định. Năm 1900 đổi thành tỉnh Gia Định.

Năm 1877 Pháp đã xem Sài Gòn là một trong số thành phố thuộc hàng số một. Dần sau này càng vùng đất kề bên được xáp nhập thêm vào Sài Gòn, nâng diện tích của thành phố lên hơn bốn kilomet, 1894 nâng lên hơn 13 ngàn kilomet. Mức độ dân số năm 1884 là khoảng 14.500 người, 1902 là gần 51 ngàn người, 1910 hơn 64 ngàn người, 1930 tăng lên hơn 143 ngàn người.

Năm 1880 thì thống đốc Nam Kỳ đã đưa một vài làng xung quanh Sài Gòn Chợ Lớn của hạt Bình Hòa và Chợ Lớn tách ra và hình thành nên hạt 12.

Ở khoảng giữa của vùng đất Chợ Lớn và Sài Gòn còn có một vùng đất nữa gồn có nhiều thôn xã thuộc hai tổng là Chánh Thượng và Dương Minh thuộc hạt 20. Đến năm 1888 thì hạt 20 đã bị giải tán, và tổng Dương Minh được xát nhập vào hạt Chợ Lớn, cùng với đó tổng Bình Chánh Thượng cũng bị giải thể, các làng này được đưa vàp Sài Gòn và tổng Dương Hòa Thượng thuộc hạt Gia Định.

Năm 1889 thì Sài Gòn thành lập ra hai quận cảnh sát đó là Quận 1, Quận 2, người đứng đầu được gọi là quận trưởng cảnh sát. Năm 1894 Sài Gòn đã được tăng thêm đất nâng diện tích lên. Phía Bắc được mở rộng ra hết rạch Thị Nghè, một vài làng thuộc Vùng Đa kao hiện nay. Phía Tây thì tăng thêm 344 ha. Đưa tổng diện tích của Sài Gòn đạt mức  791 ha. 1895 thì mở rộng thêm về phía Nam rộng thêm 182 ha thành 973 ha. Còn về hướng Bắc và Đông thì nằm xung quanh rạch Thị Nghè và Sông Sài Gòn. Hướng Nam thì gồm đường Nguyễn Thái Học và một phần đường Nguyễn Tất Thành. Hướng Tây thì giáp rạch Thị Ngè cũng như đường Cách Mạng Tháng Tám. Do đó mà Sài Gòn đang nằm trong hạt Gia Định có mức dân số đạt mức gần 37.600 người.

Khu vực Chợ Bến Thành là trung tâm của quận 1

1896 thì Sài Gòn có tổng cộng là ba hộ bao gồn cầu Ông Lãnh – Đa Kao – Khánh Hội, người đứng đầu được gọi là hội trưởng, đến năm 1905 thì tổng số hộ tăng lên là sáu.

Giai đoạn sau những năm 1900: năm 1906 thì phần đất được nới rộng ra về hướng Tây với tổng là 344 ha, sau khi mở rộng về hướng Tây thì tổng diện tích Sài Gòn lên tới hơn 1.300 ha. Ranh giới mở tới Cầu Kho nằm ở đường Trần Đình Xu và đường Trần Phú, đây là phần giữa của Quốc lộ số 1 và đường Nguyễn Văn Cừ. Đây là quy hoạch được thực hiện vào năm 1912.

Theo hướng Nam thì vào năm 1907 đã sáp nhập phần đất cuối cùng còn của Khánh Hội cũng như Chánh Hưng 447 ha Sài Gòn nâng diện tích lên hơn 1.700 ha, phần tiếp giáp đến rạch Ông Đội và rạch Bàng.

Sau đó tới năm 1931 thì thực dân Pháp đã hợp nhất Sài Gòn và Chợ Lớn thành một với tên gọi là Địa Phương, chính thức được hình thành vào năm 1932 thường gọi là khu Sài Gòn –  Chợ Lớn. Và khu này được phân ra thành 18 hộ với cái tên là số thứ tự tăng từ thấp cho tới 18, người đứng đầu vẫn được gọi là hội trưởng. Năm 1933 được phân thành các quận cảnh sát từ 1 tới 5. Do đó Sài Gòn có tổng cộng là ba quận: Quận 1 – 2 – 3.

Tới năm 1948 thì lại phân khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn thành sáu quận, và trong đó Quận 1 là khu vực mới của hộ 1, còn Quận 2 là của hộ 2 nhưng giờ thuộc Quận 1. Đến năm 1951 thì Thủ Tướng thay đổi tên gọi của khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô Thành Sài Gòn – Chợ lớn, trong đó Quận 1 cũng Như Quận 2 đều thuộc khu vực này.

Kim Tự Tháp là cửa hàng Đá Phong Thủy ở quận 1 – quận Tân Định

Giai đoạn thứ ba dưới thời kỳ của Việt Nam Cộng Hòa: năm 1956 Tổng thống của nước Việt Nam Cộng Hòa là Ngô Đình Diệm đã đổi tên Đô Thành Sài Gòn – Chợ Lớn thành một cái tên khác là Đô Thành Sài Gòn, trong đó vẫn có Quận 1 cũng như Quận 2. Sau này năm 1959 thì chia sáu Quận cũ thành 8 quận mới.

Quận 1 hay thường được gọi với tên khác là Quận Nhất có diện tích ranh giới giữ nguyên và được cộng thêm bốn phường mới là Trần Đình Khải – Bến Nghé – Tự Đức – Hòa Bình.

Quận Nhì hay còn được hiểu là Quận 2 cũng được giữ nguyên diện tích cũ giống Quận 1 cùng với đó là thêm bốn phường khác nữa là: Cầu Kho – Nhà thờ Huyện Sĩ – Chợ Bến Thành – Cầu Ông Lãnh. Sau đó vào năm 1962 có thêm ba phường nữa là Nguyễn Cư Trinh – Bùi Viện – Nguyễn Cảnh Chân. Tiếp đến là thêm hai phường nữa là Thủ Thiên –  An Khánh vốn thuộc Quận 1. Nhưng đến năm 1967 thì hai phường sau này được chuyển thành Quận Chín, còn Quận 1 thì vẫn bốn phường. Năm 1972 thì đổi phường Chợ Bến Thành chuyển sang tên phường Bến Thành. Đến năm 1975 thì Quận 1 vẫn là bốn phường, còn Quận 2 thì là bảy phường.

Nhà Thờ Đức Bà là khu vực trung tâm hành chính của quận 1 cũng như SG

Giai Đoạn sau năm 1975 (sau giải phóng đất nước): sau khi đất nước hoàn thành việc giải phóng cũng như thống nhất đất nước thì thành phố Sài Gòn Gia Định cũng được ra đời, vào thời điểm này thì Quận 1 và Quận 2 vẫn thuộc vùng này. Năm 1976 thì được thay đổi lại cho đồng đều về mức dân số do đó mà Quận 1 còn ba phường, Quận 2 thì sáu phường.

Cũng trong năm 1976 thì các đơn vị hành chính của thành phố Sài Gòn Gia Định cũng lại được thay đổi tiếp nữa, trong đó Quận 1 và Quận 2 được hợp thành Quận 1 cho đến tận thời điểm bây giờ, và đương nhiên phường cũ cũng được thay đổi, diện tích và mức dân số cũng bị giảm xuống. Lúc này Quận 1 có tổng cộng là hai lăm phường được đánh theo số thứ tự. Cũng vào năm này thì hội nghi Quốc hội họp kỳ thứ sáu đã đổi tên vùng đất Sài Gòn Gia Định thành cái tên mới là Thành Phố Hồ Chí Minh, và trong đó có Quận 1.

Năm 1983 thì có 4 phường thuộc Quận 1 bị xóa bỏ được sáp nhập vào các vùng lân cận nên tổng số phường còn lại là 20. 1988 thì giả thể tất cả các phường theo số thứ thự thay vào đó là các phường theo tên và số lượng phường cũng giảm xuống còn mười phường cho đến hiện bây giờ như sau: phường Nguyễn Cư Trinh – Đa Kao – Tân Định – Cầu Ông Lãnh – Phạm Ngũ Lão – Bến Thành – Nguyễn Thái Bình – Bến Nghé – Cầu Kho- Cô Giang.

Xem thêm các mẫu Vòng Đá Thạch Anh: https://kimtuthap.vn/danh-muc/vong-da-thach-anh/

Kim Tự Tháp chuyên cung cấp Đá Phong Thủy cho người dân quận Nhất

Quận 1 là một trong số những quận trung tâm của TP. Hồ Chí Minh cho tới ngày nay nên chúng tồn tại một vài công trình kiến trúc đặc sắc của TP vì dụ như là Tòa nhà Ủy ban nhân dân TP – Nhà thờ Đức Bà – Nhà Thờ Lớn – Hội trường Thống Nhất – Bưu điện trung tâm, và gần những năm gần đây thì có thêm tòa nhà Bitexco. Ở quận này cũng là nơi có nhiều cao ốc cũng như là công viên có diện tích lớn khác như Tao Đàn – Thảo Cầm Viên – Bảo Tàng – Đài phát thanh – Bưu điện. Những năm sau này thì sẽ nổi lên khu đô thị mới là Thủ Thiêm, đang trong quá trình phát triển, gần đây là 5km đường hầm Thủ Thiêm.

Sau khi giải phóng thì Quận 1 sẽ tiếp giáp với Quận Bình Thạch ở hướng bắc, Quận Tân Phú thì có kênh Nhiêu Lộc và Thị Nghè, Quận 3 là đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Thị Minh Khai, hướng đông là giáp Quận 2 với ranh giới là sông Sài Gòn, Quận 5 là dùng đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới, Quận 4 là hướng nam dùng kênh Bến Nghé để hình thành ranh giới.