Kiến thức

Trái Dâu Tây

Nhắc đến loại cây này chắc hầu hết ai cũng biết nhưng để hiểu rõ hơn về loài cây này.

Loại cây này theo như từ ngữ chuyên môn thì gọi là cây dâu đất, đây được xem là một loài thực vật thuộc nhóm hạt kín, chúng cũng có hoa, và đương nhiên là có quả, mà là loại được cho ra quả được mọi người ưa thích sử dụng. Loại cây này có nguồn gốc từ nước ngoài cụ thể là ở Châu Mỹ và những người làm nông ở các nước Châu Âu sử dụng chúng để lai tạo đến khoảng thế kỷ thứ mười tám thì loại giống cây này đươc sử dụng rất nhiều trong thời đại bây giờ.

Loài cây này được người ta trồng chủ yếu là để thu hoạch lấy trái, loại cây này được trông ở những nơi có khí hậu ôn hòa. Trái này nó tạo cho bạn có cảm giác hấp dẫn, chúng vừa có vị hơi chua lại có vị hơi ngọt, rất dễ ăn nên chúng được mọi người ưa thích rất nhiều.

Với điều kiện khí hậu của nước, ô hòa, mát mẻ, với vùng đất Đà Lạt có điều kiện thuận lợi để có thể trông loại trái này, và sau này nó trở thành một loại đặc sản mà chỉ ở vùng cao nguyên là ngon nhất.

Loại trái cây tươi mát này thường được chúng ta làm món tráng miệng, chúng có vị chua nên chứa nhiều vitamin C và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể chúng ta.

Loại trái cây này những nhà chuyên môn xem nó như loại quả giả, nghĩa là phần mà chúng ta thường sử dụng thì chúng lại không bắt nguồn từ phần nhụy, tức là phần màu đỏ mà chúng ta thường thấy đó không được thụ phấn từ nhụy, mà chúng được tạo ra từ phía đáy của nhụy. Thường thì hạt mới là quả thực sự của các loài thực vật, nên phần ngon ngọt từ quả dâu lại là do một mô của hoa nó bị đột biến mà thành, hầu hết lúc đầu chúng sẽ có màu xanh, khi già chúng sẽ có màu đỏ, mà chúng ta thường thấy.

Nguồn gốc từ của loại dâu tây này có từ các nước ở Châu Mỹ, chúng được lai tạo từ nhiều loại, các nhà nông lai tạo chúng để tạo ra được hat và quả, và tạo ra mùi thơm mát dịu.

Cấu tạo cụ thể của loại cây này:

Với thân dâu: chúng thuộc loài cây thân thảo, thân chúng khá nắng, lá mọc nhiều mà sát nhau, phụ thuộc vào điều kiện môi trường mỗi nơi khác nhau mà chúng ra hoa cũng khác nhau, các chồi lá chúng mọc ra từ thân nhánh.

Lá của loài cây này cũng có sự khác nhau theo từng loại giống. Loại cây này có lá dạng lá kép với ba, có một số giống có tới bốn hoặc năm lá này. Ở phần phía ngoài của lá có hình răng cưa, phần cuống dài và chúng thường có màu trắng khi chúng còn non và có màu đỏ khi chúng già.

Với phần hoa: có nhiều nhánh, với mỗi nhánh đều có hoa, gồm có năm cánh hoa nhưng khá mỏng, chúng thuộc dạng hoa lưỡng tính, nên chúng sẽ tự thụ phấn cho mình mà không cần các loài vật khác để thụ phấn.

Quả của loài cây này như đã giới thiệu loại quả chúng ta hay gọi thực chất nó không phải là được tạo ra từ hạt, nó được tạo thành từ bầu đế, quả của chúng khi nhìn bạn sẽ thấy có hình bầu dục, khi mà còn nhỏ non thì có màu xanh, khi già dần có màu hồng rồi đỏ, khi ngửi bạn sẽ cảm thấy có dịu nhẹ, khi ăn bạn sẽ cảm nhận nó có vị chua, sau đó sẽ có cảm giác ngọt, nhưng vị chua thanh.

Khi bạn nhổ cây lên thì rễ chúng là một dạng rễ chùm, với độ sâu gần mặt đất.

Với loài cây này thì chúng có tầm hai mươi loài khác nhau trên khắp thế giới, chúng được phân biệt dựa vào nhiễm sắc thể của chúng, và được phân biệt thành bảy loại, nhưng bạn không cần để ý nhiều về vấn đề này, bạn chỉ cần xem loài cây nào to thì chúng có nhiều nhiễm sắc thể thôi.

Ở nước ta bạn có thể tìm thấy loài dâu tây ở Đà Lạt, chúng có nhiều tác dụng, vừa để ăn tráng miệng vừa có tác dụng làm đẹp cho các bạn gái. Nếu bạn muốn có một cây bạn có thể ra ngoài mua hạt giống về trồng, cách trồng cũng rất đơn giản. Ở một số nơi người ta trồng trong các chậu vừa để ăn vừa đẻ treo lên làm cảnh, khi chúng ra dâu sẽ rũ xuống trông rất xinh xắn. Việc chăm sóc chúng cũng khá đơn giản.