Sách Ngũ Phúc Lộc Hỷ Tài

Trời chiều lòng người

Như trong văn học Trung Hoa cổ đại còn lưu lại rằng: vũ trụ có những quy luật muôn thuở của riêng nó mà không có gì có thể đổi dời. Tuy nhiên, những mong ước của con người thi mãnh liệt và mong trời sẽ chiều lòng ước nguyện con người. Hai cây trong tranh là “thiên” và “nhân” (trời và người) chuyển tải khao khát trời đất sẽ chiều theo ý con người.

Truyền thống gửi trẻ sơ sinh cho các bà tiên

Theo khái niệm truyền thống của người Trung Quốc thì bà mẹ nào sinh được con trai là một sự kiện trọng hỷ của gia đình, người nào không có khả năng sinh con bị nguyền rủa là cây khô không trái, gái độc không con và là một điều xấu hổ, người phụ nữ nào có con thì được tôn trọng. Trong suốt thời nhà Minh và Thanh cũng như nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa ngày nay thì một điều phổ biến trong dịp tết mừng năm mới là nhà nhà đều treo tranh hình những đứa trẻ được gửi cho các bà tiên.

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Thiên nga – biểu tượng của tình yêu sắt son chung thủy

Là biểu tượng của tình yêu thanh ao và hôn nhân hạnh phúc, thiên nga xuất hiện trên các bức tranh về đề tài cầu hỷ từ thời nhà Hán. Các câu đối xưa cũng thường chúc mừng và ca ngợi sự chung thủy gắn bó của các cặp vợ chồng son và thiên nga hóa thân cho tình yêu của con người. Người ta treo bức tranh này trong các lễ cưới.

Song hỷ

Khi lễ cưới của Vương An Thạch một nhà thơ nổi tiếng của triều đại nhà Tống) với con gái của một viên quan lớn, đến lúc tuyên bố rằng chàng được công nhận chức danh học giả của triều đình, chàng đã cảm động viết chữ “song hỷ”. Theo tập quán chữ “song hỷ” cắt bằng giấy là một điều bắt buộc phải có trong lễ cưới. Ta thấy chim ác là loài báo hỷ vì chúng có phát âm như từ hỷ và là tiếng hót lảnh lót báo hiệu tin lành.

Song hỷ

Thần may mắn có hình dung như sau: Ngài khoác bộ triều phục, tay cầm san hô, ruyi, tay cầm chữ “song hỷ”. Một cậu bé đi theo ông cầm một cái bình quý có cắm chữ “song hỷ” hay một cái đèn lồng dán chữ “song hỷ”. Những hình ảnh như thế luôn luôn chỉ vị thần giữ cửa và được đặt trên hai cánh cửa hướng ra ngoài đường. Hai quý thần may mắn, hai lời chúc phúc cho hạnh phúc.

Đôi sư tử vờn banh

Sư tử được đề cập trong các ghi chép là những con vật từ phương Tây mạnh hơn mọi loài, được khắc thành tượng đá đặt trước cửa nhà để bảo vệ tài sản, nhà cửa khỏi ma quỷ, ngoài ra nó còn được thêu trên bộ triều phục của các võ quan thời nhà Minh và Thanh. Một quả banh tròn làm bằng lụa biểu tượng của tình yêu. Dân gian truyền rằng sư tử con được sinh ra từ những quả banh lông đo sư tử đực và sư tử cái đùa giỡn với nhau. Đây là một bức tranh về chữ Hỷ và Phúc.