Bát Quái

Trường phái phong thủy Huyền Không Phi Tinh

Hiện nay Pháp sư Lưu Dục Tài được xem là truyền thừa duy nhất của trường phái Huyền Không Phi Tinh phong thủy, có thể trước đây bạn không hề biết đến trường phái này, thế nhưng khi được may mắn tiếp xúc thì bạn sẽ cảm thấy rất thú vị và thực tế.

Dựa trên nhiều tài liệu được tổng hợp lại thì trường phái Huyền Không Phi Tinh có nguồn gốc đến từ Tưởng Đại Hồng, đây được xem là nhân vật đầu tiên đưa la bàn phái Huyền Không kết hợp với 64 quẻ kinh dịch và 24 sơn hướng, bạn có thể gọi la bàn Huyền Không này là Tưởng Bàn.

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

 Vòng tay Đá Phong Thủy tự nhiên

 ︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

Có một số ý kiến lại cho rằng tường phái này bắt nguồn từ Dương Quân Tùng, vì trong các tác phẩm lớn của Dương Quân Tùng như Thanh Nang Áo Ngữ – Ngọc Xích Kinh – Thiên Ngọc Kinh – … Có sử dụng nhiều từ ngữ như Huyền Không – Hợp Thập – Phụ Mẫu Tam Ban Quái – Giang Đông Giang Tây Quái – Tan Ban Xảo Quái – …

Nhưng nếu như xét cụ thể hơn một chút thì Dương Quân Tùng phải là người đặt nền tảng kiến thức phong thủy chứ không phải chỉ là nền tảng của Huyền Không mà thôi.

Dựa trên những tác phẩm sau này của Dương Quân Tùng như Khâu Đình Hàn thì đã tạo nên hai hướng đi khác nhau, một là Tam Nguyên Huyền Không nói về bát quái và kinh dịch, hai là Tam Hợp Loan Đầu nói về loan đầu địa thế và địa hình.

Như vậy có thể nói những thuật ngữ ở trên thì chỉ có phái của Dương Quân Tùng mới có thể hiểu được, nên một số người lại bi nhầm là Huyền Không Phi Tinh.

Phái Dương Quân Tùng chia ra thành hai phái nhỏ bên trong, một là phái cổ điền thực hành đi theo những điều mà Dương Quân Tùng chỉ và được gọi là Dương Quân Tùng Cổ Pháp Đường. Thứ hai là phái có sự liên hợp từ một học trò của Dương Quân Tùng và Lai Bố Y được gọi là Dương Công Tân Pháp.

Sau Dương Quân Tùng thì mới tới đời của Tưởng Đại Hồng, thường gọi là Địa Tiên, cái tài là biện luận về phong thủy, nổi tiếng với nhiều câu thơ. Sau đó thì Tường Đại Hồng truyền lại kiến thức phong thủy của mình cho Khương Nghiêu.

Khương Nghiêu lại truyền cho Chương Trọng Sơn, tới đây thì Chương Trọng Sơn được mọi người xưng là chân chuyền của Huyền Không từ Tưởng Đại hồng, thế nên mới có sáu phái tranh dành lẫn nhau gồm: Phái Vô thường – Phái Quảng Đông – Phái Thượng Ngu – Phái Điền Nam – Phái Tương Sở – Phái Tô Châu. Trong đó nổi nhất là Phái Vô Thường, từ những lý thuyết, cho tới kiến thức đều được xem là Huyền Không chân truyền.

Chương Trọng Sơn đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Đại lý biện chính chân giải – Tân nhân chỉ yếu – Âm dương nhị trạch thực nghiệm – Lâm huyệt chỉ nam.

Sau đời của Chương Trọng Sơn thì đến Dương Cửu Như, tiếp đến là Đàm Dưỡng Ngô.

Đàm Dưỡng Ngô khi được 28 tuổi đã có trường dạy phong thủy có tiếng ở Thượng Hải – Trung Quốc, học trò nổi bật thì có Hư Minh và Diễn Bản.

Khi chiến tranh xảy ra thì hai học trò này đã cầm theo tài liệu sách của phái Vô Thường do Đàm Dưỡng Ngô để lại mà di cư sang đất nước Malaysia.

Hòa Thượng Diễn Bản thì dạy là cho hòa thượng Hoành Thuyền. Hòa Thường Hoành Thuyền đã tư vấn cho thủ tướng Lý Quang Diệu của đất nước Singapore trong khi xây dựng đất nước và quy hoạch đất đai trong khoảng thời gian là ba mươi năm, nhờ đó mà quốc đảo sử tử Singapore này đã phát triển một cách kỳ diệu, trở thành con rồng Châu Á. Đến đời hòa thượng Hoành Thuyền thì lại không truyền dạy được cho môn sinh nào cả, bởi vì không có người nào xứng đáng để học.

Hoàn Thượng Hư Minh thì truyền lại cho đại sư Lưu Dục Tài, đại sư đã truyền kiến thức phong thủy Huyền Không của phái Vô Thường cho tất cả mọi người hữu duyên muốn được học.

Trong khoảng thời gian ba mươi năm thì đại sư Lưu Dục Tài đã đào tạo ra rất nhiều thầy phong thủy nổi tiếng trên khắp thế giới, bởi vì đại sư nói rằng nếu như kiến thức phong thủy của mình không được truyền đi sẽ là một tội ác. Vào năm 2014 thì đại sư Lưu Dục Tài đã về nghỉ hưu, không giảng dạy hay tư vấn phong thủy nữa, về sống thanh nhàn lại Malaysia.

Tất cả những kiến thức phong thủy của phái Vô Thường đều đã được đại sư Lưu Dục Tài giảng dạy, không thêm – không bớt – không giấu, đúng theo tâm nguyện của đại sư.