Điêu Khắc Tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát chất lượng tại Kim Tự Tháp

Tượng Phật Bà Quan Âm thuộc giới tính nào?

Phật Bà Quan Thế Âm là hình ảnh vô cùng quen thuộc, nhất là đối với những ai là Phật tử. Kể cả trong Phật Giáo nói chung thì Phật Bà Quan Thế Âm được xem là vị Bồ Tát được tôn sùng nhất, có uy lực nhất, đứng sau Phật Tổ Như Lai.

Trong tài liệu về Phật Giáo thì có bốn vị Bồ Tát luôn đứng song hành cùng với Phật Thích Ca, đó là Quan Âm Bồ Tát – Văn Thù Bồ Tát – Phổ Hiền Bồ tát – Đức Địa Tạng Bồ Tát.

Tại các gia đình tượng Phật Bà Quan Thế Âm cũng được thờ cúng, được sử dụng bởi nhiều nguyên liệu khác nhau. Người có thể lắng nghe tất cả nỗi đau khổ của chúng sinh. Tất cả những giác quan của người có thể hòa lại với nhau, chẳng hạn như mắt cũng có thể nghe, tai cũng có thể thấy hoặc ngửi thấy mùi vị, … Do đó Phật Bà Quan Thế Âm có thể dùng Phật Nhãn của bản thân để nghe và thấu hiệu mọi sự đau khổ và ai oán của chúng sinh và ra tay cứu khổ cứu nạn.

Xem thêm các mẫu Tượng Đá Phật Bà Quan Âm: https://kimtuthap.vn/san-pham/tuong-phat-ba-quan-am/

Tượng Phật Bà Quan Thế Âm là nam hay là nữ:

Nếu dựa vào Phật Giáo thì nói rằng, trong cả mười phương chư Phật thì không hề có nữ, chính vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng Phật Quan Thế Âm là Nam. Nhưng ở đây ngài lại xuất hiện với hình ảnh của một người phụ nữ. Chính vì vậy mà tất cả mọi cơ sở sản xuất tượng Phật Quan Thế Âm đều lấy hình dáng quen thuộc đó là một nữ nhân.

Tuy nhiên trên thực tế thì trong Phật Giáo không hề coi trọng tới yếu tố giới tính, mà chỉ quan tâm tới sự hy sinh của người, quyền năng của người mà họ thờ cúng tôn kính. Vì vậy mà khi ra tay cứu độ chúng sinh thì Phật Quan Thế Âm sẽ hóa ra nhiều sắc tướng. Ví dụ như sắc tướng là thiện nam, tín nữ, hành khất, góa phụ, …

Một vài truyền thuyết hình thành nên tượng Phật Quan Thế Âm: mặc dù có rất nhiều truyền thuyết khác nhau, trong đó sẽ có một số là nổi bật nhất, chẳng hạn như:

Quan Âm Nam Hải hoặc Quan Âm Núi Phổ Đà: trong bộ truyện Tây Du Ký cũng có nhắc đến, Phật Quan Thế Âm trước là con của vua, nhưng người thích tu hành, vua lại không thích chuyện này nên đã giết chết chính con của mình. Sau đó người được tái sinh về núi Phổ Đà tu thành chính quả, phổ độ chúng sinh.

Quân Âm Thị Kính: lúc này Phật Quan Thế Âm đã tu hành qua chín kiếp, tới kiếp thứ mười thì đầu thai thành con gái của Mãng, sau dạt là Thị Kính.  Sau này trở thành Bồ Tát Quan Thế Âm Thị Kính, được khắc họa với hình tượng đội mũ ni xanh, mặc áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, bên tay phải có một con chim nhỏ ngậm lấy xâu chuỗi bồ đề, bên dưới có một đứa nhỏ bận khôn giáp chắp tay đứng hầu.