Điêu Khắc Tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát chất lượng tại Kim Tự Tháp

Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát Đá Thạch Anh và những sự thật

Từ xưa đến nay, Quán Thế Âm Bồ tát luôn là biểu tượng của lòng bi mẫn. Mỗi khi ai đó đang gặp chuyện bi thương, đau khổ thân tâm dằn xé, chỉ cần thành tâm khấn nguyện danh hiệu ngài thì khổ nạn có thể tiêu trừ.

“Cụ nhất thế công đức

Từ nhãn thị chúng sanh

Phước tụ hải vô lượng

Thị cố ưng đảnh lễ”

          Đây là lời tán thán Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, trong kinh Phổ Môn. Bài tán dạy rằng: “Với công đức đầy đủ, Ngài nhìn khắp chúng sanh bằng đôi mắt từ ái, sẵn sàng đáp lại tiếng kêu thương. Trước biển phước vô lượng như thế, chúng con đều cung  kính đảnh lễ”

Xem thêm các mẫu Tượng Phật Bà Quan Âm: https://kimtuthap.vn/san-pham/tuong-phat-ba-quan-am/

Tượng “Quán Thế Âm bồ tát tượng thạch anh”

Về Quán Thế Âm Bồ Tát

          Theo truyền thuyết, Quán Thế Âm Bồ Tát bắt đầu tu bằng cách lắng nghe. Ngài thường đến ven biển, ngồi trên ghềnh đá, lặng thinh nghe tiếng sóng vỗ ầm ì. Từng đợt sóng lớn nhỏ xô đẩy nhau, dạt vào bờ, tạo ra những chuỗi âm thanh vỡ vụn, khi như reo vui, lúc lại như nức nở.

          Tai (căn) nghe tiếng sóng (trần) lòng xôn xao (thức), khiến đôi lúc Ngài không giữ được trọn vẹn tâm thanh tịnh. Ngài bèn rời biển, đi vào rừng sâu, thiền định nơi thật khuất vắng, nhưng lạ thay, âm thanh của sóng biển rì rầm vẫn văng vẳng bên tai. Ngài bèn biết rằng âm thanh này chẳng phải thực âm thanh mà chỉ là những chủng tử đã rơi vào tàng thức, giờ lại hiển hiện. Ngài bèn quay lại bờ biển, ngồi trên ghềnh đá cũ, lại nghe sóng vỗ. À, sóng có cao, có thấp, có lớn, có nhỏ, đuổi nhau từng lớp, ập vào bờ, tạo ra âm thanh lúc dịu dàng, lúc dữ dội. Sóng chẳng phải tự nhiên thành mà do duyên theo gió. Gió lớn tạo sóng to, gió nhẹ tạo sóng nhỏ. Nếu không có gió thì chẳng có sóng; nghĩa là, sóng đến và đi là theo duyên của gió chứ tự thể nước vốn không động, không tịnh, cũng chẳng đến, đi.

          Quan sát được điều này, Ngài không để tâm mình duyên theo âm thanh của sóng nữa. Sóng đến, tâm không động; sóng đi, tâm không theo vì khi ấy Ngài không còn nghe bằng nhĩ căn nữa, mà nghe bằng Tánh-Nghe. Căn gặp Trần không còn khởi Thức nữa nên Tánh-Nghe đã nghe được cả sự tĩnh lặng, vì khi ấy sinh diệt, đến đi của âm thanh hoàn toàn không lay động tới Tánh-Nghe. Duy Thức Học đặt dấu mốc này là Bình – Đẳng – Tánh-Trí, là không còn Thức nữa, chỉ còn Trí.

          Một lần, Đức Phật muốn dạy đại chúng về Tánh-Nghe này nên bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông, rồi Đức Phật quay sang hỏi ngài A Nan:

            – Ông có nghe không?

            Ngài A Nan và đại chúng thưa:

            -Dạ, chúng con có nghe.

            Chờ âm vang của tiếng chuông dứt hẳn, Đức Phật mới hỏi:

            – Ông có nghe không?

            Ngài A Nan và đại chúng thưa:

            – Dạ, chúng con không nghe.

            Đức Phật lại bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông nữa, rồi hỏi A Nan:

            -Ông có nghe không?

            Ngài Anan và đại chúng thưa:

            – Dạ, chúng con có nghe.

            Bấy giờ Đức Phật mới giảng giải:

            Này A Nan, ông đang lầm lẫn giữa Nghe và Tiếng. Khi chuông không còn âm vang, ông nói là “không nghe”, nhưng nếu thực ông không còn khả năng nghe thì sao khi tiếng chuông thứ hai ngân lên, ông lại nhận biết? Tiếng, trong Cái-Nghe tự nó sanh diệt là do âm thanh khi có, khi không; còn cái Nhận-Biết-Âm-Thanh có hay không, thì bất sanh bất diệt. Đó chính là Tánh-Nghe. Chớ lầm cái Tiếng thành cái Nghe mà dễ đưa tới sự lầm khác, là cái Thường ngỡ là cái Đoạn.

            Do công phu quán sát và tu tập cách an trú trong Tánh-Nghe mà Bồ Tát Quán Thế Âm đã lập ra pháp môn Nhĩ Căn Viên Thông, từng được ngài Văn Thù Sư Lợi vâng lời Đức Phật, chọn là pháp môn thù thắng nhất trong các pháp môn của hai mươi lăm vị Bồ Tát lớn.

Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Độ Chúng Sinh

Với đại nguyện cứu khổ cứu nạn chúng sanh, Bồ Tát Quán Thế Âm đã vận dụng Tánh-Nghe vi diệu của bậc Đại Trí, dõi mắt thương nhìn khắp chúng sanh, lắng nghe tiếng kêu thương của ba cõi, sáu loài dù tiếng kêu thương đó hữu thanh hay vô thanh. Ngài thường tùy biển khổ mênh mông mà hóa hình cứu độ với 12 đại nguyện của Ngài.

Nguyện thứ nhất Khi thành Bồ Tát (Quán Âm Bồ Tát đệ nhất nguyện)

Danh hiệu tôi tự tại quán âm

Viên thông thanh tịnh căn trần

Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ hai Không nài gian khổ (Quán Âm Bồ Tát đệ nhị nguyện)

Nguyện một lòng cứu độ chúng sanh

Luôn luôn thị hiện biển đông

Vớt người chìm đắm khi giông gió nhiều

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ ba Ta bà ứng hiện (Quán Âm Bồ Tát đệ tam nguyện)

Chốn u minh nhiều chuyện khổ đau

Oan gia tương báo hại nhau

Nghe tiếng than thở mau mau cứu liền

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ tư Hay trừ yêu quái (Quán Âm Bồ Tát đệ tứ nguyện)

Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê

Độ cho chúng hết u mê

Dứt trừ nguy hiểm ko hề nhiễu nhương

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ năm Tay cầm dương liễu (Quán Âm Bồ Tát đệ ngũ nguyện)

Nước cam lồ rưới mát nhân thiên

Chúng sanh điên đảo đảo điên

An vui mát mẻ ưu phiền tiêu tan

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ sáu Thường hành bình đẳng (Quán Âm Bồ Tát đệ lục nguyện)

Lòng từ bi thương sót chúng sanh

Hỉ xả tất cả lỗi lầm

Không còn phân biệt sơ thân mọi loài

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ bảy Dứt ba đường dữ (Quán Âm Bồ Tát đệ thất nguyện)

Chốn ngục hình ngạ quỷ súc sanh

Cọp beo thú dữ vây quanh

Quán Âm thị hiện chúng sanh thoát nàn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ tám giải thoát tù lao (Quán Âm Bồ Tát đệ bát nguyện)

Tội nhân bị trói hành hình rồi lại khảo tra

Thành tâm lễ bái thiết tha

Quán âm phù hộ thoát ra nhẹ nhàng

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ chín làm thuyền Bát Nhã (Quán Âm Bồ Tát đệ cửu nguyện)

Giúp cho người vượt khúc lênh đênh

Bốn bề biển khổ chông chênh

Quán Âm độ hết an nhiên niết bàn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ mười tây phương tiếp dẫn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nguyện)

Vòng hoa thơm, kỹ nhạc lọng vàng

Tràng phan, bảo cái trang hoàng

Quán Âm tiếp dẫn đưa đường về tây

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ mười một Di Đà thọ ký (Quán Âm Bồ Tát đệ đệp thập nhất nguyện)

Cảnh tây phương tuổi thọ không lường

Chúng sanh muốn sống miên trường

Quán âm nhớ niệm tây phương mau về

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ mười hai Tu hành tinh tấn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhị nguyện)

Dù thân này tan nát cũng đành

Thành tâm nỗ lực thực hành

Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

          Quán Thế Âm, vị bồ tát lắng nghe âm thanh đau khổ của chúng sanh khắp mười phương hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm.

Trong kinh Pháp Hoa phẩm Phổ môn, thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa – giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác – cho nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm.

          Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho luân hồi Tay Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình nước Cam lồ.

Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát chế tác từ thạch anh có gì đáng chú ý?

Cũng như những vật phẩm phong thủy khác, tượng thạch anh Quan Thế Âm Bồ Tát mang một giá trị song song với tâm niệm bình an, cầu mong sự an lành, thanh nhẹ trong tâm hồn của mỗi người. Vì lẽ đó, Kim Tự Tháp đã cho ra đời các sản phẩm phong thủy cùng chung mục đích hướng tới những điều thiện lành. Tượng Thạch anh Quan Thế Âm Bồ Tát là một sự kết hợp tinh tế giữa yếu tố tinh thần và nghệ thuật chế tác thạch anh được chúng tôi gia công tỉ mỉ.

Vậy, Tượng thạch anh Quan Thế Âm Bồ Tát có những hình mẫu gì?

Với nhiều tư thế như đã giới thiệu cách hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát được giới thiệu ở phần trên của bài viết thì việc hiện thực hóa một sản phẩm tượng Quan Thế Âm Bồ tát từ thạch anh cũng được Kim Tự tháp đặc biệt chú ý.

Với những dáng vẻ ẩn sâu trong đó sự từ bi, lòng bao dung đối với chúng sinh, tượng thạch anh Quan Thế Âm Bồ tát được được Kim tự Tháp đặc biệt chú ý đến tư thế đứng và ngồi của Người cùng các chế tác thú vị khác.

Thứ nhất, tượng thạch anh Quan Thế Âm Bồ Tát đứng

Đây là sản phẩm có kích thước vừa phải, Quan Thế Âm Bồ Tát đứng trên toà sen, dáng vẻ khoan thai với bình nước cam lồ. Đối với tượng thạch anh Quan Thế Âm Bồ tát kiểu dáng như vậy khách hàng sẽ dễ dàng chọn cho mình một tác phẩm phù hợp nhất với không gian trưng bày của quý khách.

Thứ hai, tượng Thạch anh Quan Thế Âm Bồ Tát tư thế ngồi đài sen

Cũng nằm trong bộ sưu tập tượng thạch anh Quan Thế Âm Bồ Tát của Kinh Tự Tháp, tượng được các nghệ nhân của chung tôi tỉ mỉ sáng tạo và chăm chút theo từng đường nét tạo nên những giá gần gủi cho người tiếp xúc.

Tượng thạch anh Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi tòa sen

Thứ ba, mặt dây chuyền thạch anh Quan Thế Âm Bồ Tát

Chúng tôi mong đây chính là sản phẩm có ý nghĩa khi mặt dây chuyền Quan thế Âm Bồ tát chế tác từ thạch anh luôn bên bạn dù ở bất cứ đâu, dẫu nơi nào bạn cũng luôn được Người che chở và phù hộ.

Xem thêm các mẫu Mặt Dây Chuyền Phật Bà Quan Âm: 

https://kimtuthap.vn/san-pham/mat-day-chuyen-phat-ba-me-quan-am-bo-tat/

Mặt dây chuyền Quán Thế Âm bồ tát

Kim Tự Tháp khuyên bạn chọn tượng thạch anh Quan Thế Âm Bồ Tát như thế nào?

Cũng như các chuyên mục cùng nội dung về đá thạch anh chế tác. Tượng Thạch anh Quan Thế Âm Bồ Tát được Kim Tự Tháp tinh tế gia công với những sắc màu phù hợp từng bổn mệnh của quý khách hàng. Tương ứng với Ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa -Thổ. Do đó, bạn hãy chọn cho chính mình một màu phù hợp với bổn mệnh của mình nhé.

Mệnh Kim: Khuyên bạn chọn tượng mang màu trắng hoặc vàng.

Mệnh Mộc: Khuyên bạn chọn tượng mang màu xanh lá, đen, hoặc xanh biển.

Mệnh Thủy: Khuyên bạn chọn tượng mang màu đen, xanh biển thẫm hoặc trắng.

Mệnh Hỏa: Khuyên bạn nên chọn tượng mang màu xanh lá, đỏ, hồng, hoặc tím.

Mệnh Thổ: khuyên bạn nên chọn tượng mang màu vàng, nâu đất, đỏ, hồng hoặc tím.

Mong rằng với những chia sẻ trên quý khách sẽ dễ dàng chọn cho mình một sản phẩm tượng thạch anh Quan Thế Âm Bồ Tát thật ưng ý.

Ý Nghĩa phong thủy về Tượng thạch anh Quán Thế Âm Bồ tát

Quán Thế Âm Bồ tát  trong chân nghĩa thực sự, không phải là “một vị” Bồ-tát, mà là một lực lượng vĩ đại của tình thương, có mặt khắp nơi, vô sở bất tại. Bạn là một người bình thường, nhưng trước một tình huống thương tâm, bạn bỗng quên mình lao người ra giúp đỡ kẻ bị nạn. Ngay chính lúc đó, Bồ-tát Quán Thế Âm đã thị hiện trong bạn, hay nói cách khác bạn đã là sự thị hiện của Bồ-tát Quán Thế Âm trong thế giới này.

          Bồ tát Quan Thế Âm là một người có khả năng lắng nghe. Lắng nghe tiếng kêu bi thương của con người để tìm tới mà cứu độ. Hạnh của ngài là hạnh lắng nghe với tâm từ bi. Trong khi trì tụng danh hiệu của đức Quan Thế Âm Bồ tát thì chúng ta tiếp xúc được với năng lượng của tình thương trong trái tim của chúng ta. Chúng ta tiếp xúc được với năng lượng tình thương lớn của đức Bồ tát. Khi trì tụng như vậy chúng ta mở lòng ra tiếp nhận năng lượng đó để những đau nhức, căng thẳng trong thân và trong tâm của chúng ta được ôm ấp và chuyển hóa.

Vì vậy, nếu quý vị có những căng thẳng, những đau nhức trong thân thể thì quý vị mở lòng ra để cho năng lượng của đức Bồ tát thấm vào trong cơ thể và nó sẽ ôm ấp, chuyển hóa những căng thẳng, những đau nhức đó. Chúng ta chỉ cần trở về với giây phút hiện tại đừng suy nghĩ về quá khứ, đừng lo lắng cho tương lai.

Có mặt thật sự trong giây phút này, mở lòng ra thì năng lượng của đức Quan Âm sẽ đi vào trong cơ thể của mình và sẽ chuyển hóa những căng thẳng những đau nhức đó. Nếu chúng ta có những lo âu, sợ hãi buồn khổ thì chúng ta cũng nên mở trái tim ra để cho năng lượng đó của ngài và của tăng thân đi vào để ôm ấp, chuyển hóa.

          Tranh tượng của Ngài luôn được tôn thờ rộng rãi khắp nơi ở các nước có truyền thống Phật giáo đại thừa. Vì vậy, Ngài là biểu tượng của ước mơ được thành tựu nên được mọi người cầu khấn sớm hôm, là biểu tượng của sự may mắn.

          Với tượng Quan Âm được làm bằng đá thạch anh thu hút nhiều năng lượng tích cực, loại trừ những năng lượng tiêu cực là một vật phẩm phong thủy giúp ích cho ước nguyện của bạn thành hiện thực.

Lời nhắn đến từ trái tim của Kim Tự Tháp!

Cuộc sống hiện đại bồ bề những lo toan, vì thế tâm niệm về Quan Thế Âm Bồ Tát được quý khách chọn lựa khắt khe với những tiêu chí phong thủy nhất định của mỗi người, Do đó, trên thị trường hiện nay không loại trừ khả năng có hàng giả, hàng kém chất lượng. Với Kim Tự Tháp, khách hàng không chỉ đơn giản là đến trao đổi một vật phẩm, mà là sự tinh ý và gửi trao niềm tin trọn vẹn đến khách hàng của mình

Địa chỉ uy tín để mua Tượng thạch anh Quán Thế Âm Bồ Tát của chúng tôi, như bạn thấy bên dưới dây; thật rõ ràng và đầy đủ

  • Tại HCM: 90A Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, quận 1 (gần chợ Tân Định)
  • Tại Hà Nội: 12 Nguyễn Đình Hoàn, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy (ngõ 1 cũ đường Hoàng Quốc Việt)

Phone:

  • Tại HCM: 0973 807 375 (Zalo) – 0937 850 087
  • Tại Hà Nội: 0968 905 100 (Zalo) – 0904 56 08 98

Email: daquykimtuthap@gmail.com

Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật / 9:00 AM – 8:00 PM

KIM TỰ THÁP cảm ơn quý khách hàng đã đặt niềm tin nơi chúng tôi!