Bát Quái

Vai trò của Kinh Dịch

Kinh Dịch là một bộ sách nằm trong bộ ba sách cổ có giá trị nhất tại đất nước Trung Hoa, bao gồm Kinh Thị – Kinh Thư – Kinh Dịch. Có thể nói đây là một kho báu phi vật thể mang tính chất lịch sử, thể hiện tư tưởng triết học của cổ nhân, cũng như cái nhìn của con người với thế giới xã hội. Đặc biệt hơn về Kinh Dịch có chứa nhiều điều thần bí, bạn càng tìm hiểu thì càng thấy kiến thức rộng bao la hơn nữa.

Theo như một số tài liệu thì Kinh Dịch có mặt vào khoảng một ngàn năm trước công nguyên nguyên, đây là sách mà Tần Thủy Hoàng đã để lại.

Bộ sách Kinh Dịch này ngày càng hoàn thiện hơn là do công sức đến từ nhiều người, nhiều học giả qua nhiều thời kỳ khác nhau, trong đó có thể kể đến như đạo gia Văn Vương – Chu Công – Khổng Tử – Phí Trực – Vương Bật – Trịnh Huyền – Thiệu Khang Tiết – Chu Hy.

Kiến thức đầu tiên của Kinh Dịch đó là cuốn Chu lễ thời nhà Chu có chép về các hình thức bói đó là Liên Sơn Dịch – Quy Tàng – Chu Dịch, nhưng sau này chỉ còn Chu Dịch là tồn tại. Chu Dịch được dùng để dự đoán về thời thế.

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

 Vòng tay Đá Phong Thủy tự nhiên

 ︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

Bộ sách Kinh Dịch thực sự là khó hiểu, vì chúng là bộ sách điển tịch đối tượng cổ, ngôn ngữ thì hoang sơ, những người sau này không thể tưởng tượng ra được hoàn cảnh lúc ấy, mỗi một quẻ dịch muốn hiểu thì con người ấy phải có được cách suy luận và tư duy mang tính sáng tạo.

Có rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học hiện đại sau này đã tìm hiểu về sự hình thành của vũ trụ thông qua những kiến thức và so sánh với Kinh Dịch thông qua thuyết Âm Dương.

Để tạo thành hai yếu tố Âm và Dương trong Thái Cực hỗ loạn này thì tách thành lưỡng nghi, Dương là vạch liền, Âm là vạch đứt, sau đó để các vạch này chồng lên nhau sẽ được tứ tượng là Thái Dương – Thiếu Dương – Thái Âm – Thiếu Âm.

Kế đó thì Âm Dương để chồng lên tứ tượng tạo thành Bát Quái, gồm có:

Càn là trời với ba vạch Dương.

Ly là hỏa với ba vạch dương dương âm.

Khôn là đất với ba vạch âm âm âm.

Khảm là nước với ba vạch là âm dương âm.

Đoài là hồ với ba vạch là âm âm dương.

Chấn là sấm với ba vạch là âm âm dương.

Tốn là gió với ba vạch là dương dương âm.

Cấn là núi với ba vạch là dương âm âm.

Dùng bát quái chồng lên nhau thì ta sẽ có 64 quẻ, mỗi quẻ như vậy là 6 vạch âm dương, tạo thành 384 biến quẻ khác nhau.

Trong đó có 30 quẻ Kinh Thượng: Càn, Khôn, Truân, Mông, Nhu, Tụng, Sư, Tỷ, Tiểu, Súc, Lý, Thái, Bĩ, Đồng nhân, Đại hữu, Khiên dự, Tùy, Cổ, Lâm, Quan, Phệ hạp, Bí, Bác, Phu, Vô vọng, Địa súc lôi đi, Đại quá, Khảm, Ly.

Và 34 quẻ Kinh Hạ: Hàm, Hằng, Độn, Đại Tráng, Tấn, Minh Di, Gia Nhân, Khiuer, Kiển, Giải, Tổn, Ích, Quái, Cấu, Tuy, Thăng, Khốn, Tỉnh, Cách Đỉnh, Chấn, Cấn, Tiệm, Quy Muội, Phong, Lữ, Tốn, Đoài, Hoán, Tiết, Trung Thu, Tiểu Quá, Kỷ Tế, Vị Tế.

Tiếp đến là Thập Dực: Thoán Truyện, Tương Truyện, Hệ Từ Truyện, Văn Ngôn Truyện, Thuyết Quái Truyện, Tự Quái, Tạp Quái Truyện.

Ngày xưa người ta sử dụng 64 quẻ Kinh Dịch này để giải thích cho những ý kiến về vũ trụ, thiên văn, xã hội. Trong đó được dùng trong chính đời sống của con người như giáo dục gia đình, xã hội, quần chúng, sau đó là vận mệnh.

Lúc ban đầu người ta sử dụng để bói toán, sau đó thì có thêm những tư tưởng khác được đưa vào nên trở thành triết học đạo đức, trong đó có cả đạo trời, đạo dưới mặt đất, đạo con người trong mối quan hệ khác nhau.

Có thể nói rằng Kinh Dịch mang bản chất của mọi vật, lý luận mở ra kiến thức mới, sự chuyển hóa của trạng thái.

Theo như các học giả phương tây thì cho rằng, ở đất nước Ấn Độ có Yoga dùng để thay đổi cách thức và quan điểm về sức khỏe, còn đối với Kinh Dịch của Trung Hoa thì thay đổi cách hiểu về triết học cũng như tư duy của con người.

Kinh Dịch cũng được dịch sang tiếng Việt thông qua nhiều học giả và các nhà nghiên cứu, nhưng trên thực tế không ai dám tự nhận mình là nhà Dịch học, chính vì kiến thức về Kinh Dịch còn bao la, chúng mờ ảo mà không phải bản dịch nào cũng có thể nói rõ và vận dụng chính xác vào trong thực tế đời sống.