Bát Quái

Xác định Cung và Hướng nhà ở

Như bạn biết thì nhà ở được xác định với phần bên trong và phần bên ngoài, hay là phần nội thất và phần xung quanh. Để xác định được Cung và Hướng nhà thì chúng ta cần xác định được Tâm của ngôi nhà.

Xác định tâm nhà ở: Tâm nhà ở còn được gọi là Thiên Tâm, Thái Cực trong phong thủy, là điểm giữa của hình học mặt phẳng.

Đối với nhà hình vuông hoặc hình chữ nhật thì chúng ta sẽ vẽ ra hai đường chéo, phần giao điểm chính là tâm.

Đối với nhà có góc khuyết, thì chúng ta sẽ đưa chúng về hình chữ nhật hoặc là hình vuông để lấy giao điểm hai đường chéo, với hai trường hợp như sau:

Một là nếu nhà khuyết một góc hoặc là góc nhỏ hơn 1/3 so với phần so sánh thì chúng ta sẽ xác định được tâm bằng cách bù trực tiếp phần khuyết đó để trở thành hình vuông và hình chữ nhật, sau đó làm như bình thường.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Nếu ngôi nhà lồi ra một góc nhỏ hơn 1/3 so với phần mà chúng ta so sánh, thì sẽ không bù thêm mà ở đây sẽ bỏ luôn phần thừa này để trở thành hình vuông hay hình chữ nhật, sau đó tính như trên.

Xác định tâm đơn giản: dùng cho mọi ngôi nhà với hình tam giác, lục giác, chữ L, …

Chúng ta sẽ vẽ sơ đồ lên giấy, kẻ những ô vuông nhỏ theo tỷ lệ diện tích của ngôi nhà. Cắt hết phần thừa chỉ để lại nguyên phần sơ đồ ngôi nhà.

Dùng một vật nhọn để nâng tấm giấy này, nếu vị trí giúp cho phần giấy này giữ được thăng bằng thì đó là tâm của ngôi nhà.

Sau đó đánh dấu lại, vẽ hai đường thẳng ngang qua điểm này, trong đó có 1 đường vuông góc với mặt trước sau nhà, còn một đường vuông góc với hai bên hông nhà.

Xác định Cung và Hướng nhà:

Sau khi đã có được tâm của ngôi nhà, chúng ta sẽ vẽ ra 8 vùng như các múi, mỗi vùng này sẽ dựa trên tám hướng là Bắc – Đông Bắc – Đông – Đông Nam – Nam – Tây Nam – Tây – Tây Bắc, thuật ngữ chuyên môn là 8 Cung hoặc 8 phương vị.

Dùng tới la bàn đặt vào đúng chỗ, để xác định được hướng chính Bắc tại 0 độ, rồi sau đó xác định các Cung khác như sau:

Cung Bắc: từ 337.5 tới 22.5 độ.

Cung Ðông-bắc: từ 22.5 tới 67.5 độ.

Cung Ðông: từ 67.5 đến 112.5 độ.

Cung Ðông-nam: từ 112.5 đến 157.5 độ.

Cung Nam: từ 157.5 đến 202.5 độ.

Cung Tây-nam: từ 202.5 đến 247.5 độ.

Cung Tây: 247.5 đến 292.5 độ.

Cung Tây-bắc: 292.5 đến 337.5 độ.

Dựa trên Hậu Thiên Bát Quái phong thủy cổ người ta sẽ gọi các Cung này là tên của các Quẻ. Chẳng hạn như Cung Càn được thay thế cho Cung Tây Bắc. Với cách phân chia này các bạn có thể kéo dài lằn phân chia ra khỏi căn nhà của mình.

Điều cần chú ý là chúng ta phải phân biệt được đâu là Cung và đâu là Hướng, Cung dùng để thể hiện cho vị trí, vị trí được phân chia dựa trên hướng, do đó dùng tên của hướng đặt cho các cung, nên sẽ có sự lẫn lôn. Ví dụ như cửa chính của căn nhà nằm ở vị trí Đông – Chấn của căn nhà, thế nhưng cửa chính lại hướng về phía Đông.

Khí của nhà ở: phân thành 8 loại, với 4 hướng là dương tính gọi là Đông Tứ Trạch, còn 4 hướng là Âm Tính gọi là Tây Tứ Trạch. Đương nhiên mệnh của người cũng chia thành hai loại tương tự, nhằm tạo nên sự hòa hợp trong phong thủy khi tính theo Bát Quái – Ngũ Hành – Phương Vị.

Bát Quái có 8 quẻ trong Kinh Dịch là Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài.

4 quẻ thuộc Đông Tứ Trạch là Chấn – Tốn – Khảm – Ly.

4 quẻ thuộc Tây Tứ Trạch là Càn – Đoài – Cấn – Khôn.

Ngũ hành Bát Quái: Quẻ Càn thuộc Kim – Khảm thuộc Thủy – Cấn thuộc Thổ – Chấn thuộc Mộc – Tốn thuộc Mộc – Ly thuộc Hỏa – Khôn thuộc Thổ – Đoài thuộc Kim.

Phương vị với 8 Hướng: 4 phương vị thuộc Đông Trạch là Đông – Đông Nam – Nam – Bắc, 4 phương vị thuộc Tây Trạch là Tây – Tây Nam – Tây Bắc – Đông Bắc.

Nhà ở: được xác định phong thủy dựa trên Bát Quái – Ngũ Hành – Phương Vị, để có được sự thích hợp thì cần tới năm sinh và giới tính. Trong đó năm sinh sẽ bắt đầu từ tiết lập Xuân, đó là ngày mùng 4 hoặc ngày mùng 5 tháng 2 dương lịch, sau đó sẽ sử dụng phương pháp tính đơn giản để xác định được gia chủ sẽ thích hợp với nhà ở như thế nào.