Kiến thức

Yếu tố Âm Dương được hiểu như thế nào?

Có lẽ Âm Dương là hai yếu tố mà chúng ta rất quen thuộc trong đời sống, đặc biệt là những người có nghiên cứu hoặc biết về phong thủy, trong đó có hẳn một thuyết nói về Âm Dương.

Theo đó Âm Dương được biết đến là thực thể đối lập đầu tiên của cả vũ trụ vạn vật. Trong đó yếu tố Âm thường được đại diện bằng cái gì đó nhỏ bé – thụ động – giới nữ – sự mềm mại – yếu đuối – … Còn yếu tố Dương thì ngược lại được thể hiện ở sự mạnh mẽ – ánh sáng – chủ động – giới tính nam – độ cứng cỏi – …

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy giúp Âm Dương cân bằng: https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy hài hòa năng lượng Âm Dương cho căn nhà bạn

Âm Dương có nguồn gốc ra sao:

Do thuyết Âm Dương được hình thành từ rất lâu, do đó về vấn đề nguồn gốc thì xuất hiện một số ý kiến khác nhau như sau:

Theo như Không An Quốc và Lưu Hâm thời nhà Hán thì cho rằng Âm Dương bắt đầu từ thời Phục Hy, được thể hiện trong Kinh Dịch.

Còn một vài người lại cho rằng Âm Dương được hình thành từ một giáp phái thuộc đất nước Trung Quốc xưa.

Sau quá trình tổng kết từ nhiều nguồn tài liệu thì cho thấy Âm Dương được hình thành từ phương nam thuộc Trung Quốc, bắt đầu từ sống Dương Tử xuống tới vùng đất của người Việt.

Trong quá trình sinh sống và sinh hoạt thì người dân mới thấy rằng: con người có hai yếu tố là cha – mẹ, nam – nữ, trời – đất. Đây cũng chính là gốc gác tạo nên Âm Dương sau này.

Hiểu sâu hơn về Âm Dương:

Như ở phần khái niệm thì Âm Dương là hai thực thể đối lập, do đó con người dùng chúng để nói tới một cặp đối lập nhau, ngay chính trong cuộc sống con người thì Âm Dương vẫn được thể hiện vô cùng rõ ràng.

Chẳng hạn như Âm Dương thể hiện ở phương hướng – giới tính – thời gian – thời tiết – …

Do vậy triết lý về Âm Dương không chỉ nói về cặp đối lập, mà đùng để nói đến tất cả mọi con người trên thế giới, mọi ngôn ngữ, các từ trái nghĩa, các mối quan hệ.

Quy luật về Âm Dương: được thể hiện ở ba vấn đề chính như sau:

Quy luật về bản chất của các thành tố:

Không có bất cứ thứ gì chỉ có âm hoặc chỉ có dương.

Trong một sự vật hiện tượng thì trong âm sẽ có dương mà trong dương cũng sẽ có âm.

Để tìm được tính chất của Âm Dương chúng ta cần phải tìm được đối tượng dùng để so sáng.

Để tìm được Âm Dương trên một đối tượng cụ thể cũng phải dựa trên cơ sở so sánh.

Mọi sự vật đều bao gồm 2 yếu tố Âm và Dương, quan hệ mật thiết với nhau

Quy luật về quan hệ giữa các thành tố:

Âm Dương có mối quan hệ liên kết mật thiết với nhau, dù là vận động hay chuyển hóa.

Khi âm phát triển tới cùng cực thì chuyền thành dương, ngược lại khi dương tiến đến điểm cùng cực thì biến thành âm.

So sánh với các quy luật logic:

Logic cũng đưa ra một số quy luật có ý nghĩa tương tự như quy luật Âm Dương, trong đó có quy luật đồng nhất – quy luật luận lý.

Quy luật đồng nhất chỉ đúng khi sự vật hay hiện tượng đứng yên.

Luận lý do đầy đủ xác lập nên nhân quả chỉ xem sự vật hiện tượng ở mối quan hệ cô lập.

Hướng phát triển Âm Dương:

Xem thêm Đồng Xu Phong Thủy giúp Âm Dương cân bằng: https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Đồng Xu Phong Thủy hội tụ đủ yếu tố Âm Dương cân bằng, mang lại nhiều lợi ích, may mắn

Nhờ có sự hình thành của triết lý Âm Dương mà tạo cơ sở cho việc hình thành nên một số hệ thống thuyết khác như thuyết ngũ hành – thuyết tam tài – thuyết tứ tượng – thuyết bát quái.

Đối với người phương Tây thì họ lại dựa trên nguyên tắc tư duy biện chứng tổng hợp. Do đó triết lý Âm Dương mới được hình thành ở phương Đông, cụ thể là từ người phương nam.

Đối với khu vực phương nam thì vũ trụ bao gồm thành tố lẻ là Dương, hai sinh ba là tam tài, ba sinh năm là ngũ hành.

Còn với phương bắc thì người Hán lại gọi là lưỡng nghi, vũ trụ với số lượng thành tố chẵn là âm, trong đó lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái, bát quái biến thành vô cùng. Nghĩa là hai sinh bốn – bốn sinh tám.

Nếu dựa vào cách tư duy của phong thủy thì lưỡng nghi sinh tứ tượng – tứ tượng sinh bát quái – bát quái sinh ngũ hành – ngũ hành sinh vạn vật. Ngũ hành được tạo ra từ bát quái trong đó có Đoài Càn thuộc Kim – Tốn Chấn thuộc Mộc – Khảm thuộc Thủy – Ly thuộc Hỏa – Cấn Khôn thuộc Thổ.

Trong thực tế thì Âm Dương được sử dụng rất nhiều, bản chất là nói tới tất cả mọi sự vật và hiện tượng đối lập nhau.