Sách Nghệ Thuật Sử Dụng Màu Sắc Trong Cuộc Sống

08. Đạo Phật: “Sắc Sắc – Không Không”

Thuật sử dụng màu trong triết thuyết của phong thủy hoàn toàn dựa vào những quan niệm về nghề nghiệp, cõi niết bàn, cõi hư vô, lòng trắc ẩn được bồi đắp thêm theo lối thiền định và nhất là dựa vào những tư tưởng về cái nghiệp, vòng nghiệp chướng. Cái vòng nghiệp chướng sinh tử – đầu thai con người không ai tránh khỏi được. Con người sống ở trần gian vì còn tham vọng phải chịu đau khổ, chỉ khi được giác ngộ thấy cõi đời này là cõi tạm, cõi phù du thì mới được giải thoát. Con người được giải thoát đi đến cõi niết bàn, ở đó không còn dục vọng trói buộc, giải thoát hoàn toàn – thuộc về cõi hư vô.

Xem thêm các mẫu Tượng Đá Phật Bà Quan Âm: https://kimtuthap.vn/san-pham/tuong-phat-ba-quan-am/

Phật giáo phát triển du nhập qua đến tận Trung Hoa, tư tưởng bồ tát “tu hành đắc đạo” được hưởng ứng khắp nơi, được tôn sùng như thánh nhân … Đó là các nhà sư được giải thoát để cứu nhân độ thế. Bồ tát được người dân thờ phụng như các thần hộ mệnh, như thầy y, thần độ mạng, thần cơm áo. Người Trung Hoa thường thờ Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, từ bi hỉ xả. Phép thiền định được du nhập từ Ấn Độ vào Trung Hoa. Đó là phép thăng hoa, tự quên mình của những người giàu lòng nhân từ, siêu việt. Phép thiền định mở đường cho con người nhìn thấy cõi Phật, Phật ở trong tâm mọi người. Giáo lý của Phật tổ người sinh ở thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên ~ thời đó chỉ là những lời thuyết giằng suông. Khoảng thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên, các lời thuyết giảng của Phật tổ mới được ghi chép lại. Đó là những bài kinh Phật, tư tưởng 18 nòng cốt của Đạo Phật : “Sắc sắc, không không” chính là nền tảng cho triết thuyết được trình bày trong tập sách này.

Khái niệm về cõi hư vô của nhà Phật có nhiều cách lý giải, cõi trần thế chỉ là cõi tạm, có rồi không, sống rồi chết Con người nhận thức đời chỉ là phù du, cũng là hư vô ~ thực tại chỉ là hư ảo ngoài tầm nhận thức của con người. Cái không của nhà Phật gắn bó với triết lý của Đạo Giáo. Do đó, mà Đạo Phật được sùng bái rộng rãi ở Trung Hoa. Đạo Giáo gắn liên “cõi vô cùng” với vũ trụ vạn vật. Cõi vô cùng là cõi hư không, không đo lường được, vô cùng tận, còn vũ trụ là vạn vật xác định được có không gian và thời gian.

Xem thêm các mẫu Tượng Đá Phật Di Lặc: https://kimtuthap.vn/san-pham/phat-di-lac/

Kinh Phật dẫn giải : “Sắc sắc không không” gán cho vũ trụ vạn vật với đời người chỉ là một cõi hư không, cõi niết bàn, đó là câu thần chú nhắc nhở mỗi con người rủ sạch, ràng buộc ở cõi trần đó chỉ là phù du, tham, sân, si “trong cái không có sắc” chỉ cái mầu nhiệm luôn hiện hữu ở mỗi kiếp người, lực lượng siêu hình thuộc về khái niệm trừu tượng, thần bí, có trong Đạo Giáo, ở lẽ âm dương, khí, còn thể hiện ở những lực lượng chưa hề được biết, lơ lửng ở bên ngoài vũ trụ xa xăm. Các lực lượng hoặc thực thể này có lúc tổn tại mà ta chưa hề nhận ra được Đạo và khí cũng không hề nhận thấy được, lại có đủ khả năng làm xoay chuyển, định ra được thực tại.

“Ba khái niệm chính về màu sắc được trình bày xuyên suốt qua từng chương trong tập sách này, đó là:

  • MÀU SẮC NGŨ HÀNH
  • SÁU MÀU CHÍNH
  • BẢY SẮC CẦU VỒNG

+ Khái niệm thứ nhất : Lý luận màu sắc ngũ hành: Lý luận màu sắc ngũ hành đề ra phép “tĩnh” và “động”. Màu sắc ngũ hành biến đổi tuân theo trật tự tạo hóa có tương sinh tương khắc. Dựa theo ngũ hành mỗi khi cần chọn màu y phục, thời trang, trang trí mặt tiền và bên trong nhà ở. Ngoài ra, cũng rất cần thiết để xem phong thủy, cho y học cổ truyền Trung Quốc, thuật xem tướng mặt… Bát quái ngũ hành còn là lý luận cốt yếu của toàn bộ tập sách này.”