Sách Nghệ Thuật Sử Dụng Màu Sắc Trong Cuộc Sống

14. Phép Cứu Chữa Màu Sắc Thần Bí

Trong y học Trung Hoa màu sắc có vị trí xứng đáng. Các thầy thuốc thời cổ, dựa theo ngũ hành và lục phủ ngũ tạng biến màu sắc để chẩn đoán và chữa bệnh. Trình trạng sức khỏe mỗi người hòa hợp với ngũ hành (xem thêm chương 7, món ăn và sức khỏe).

Trong phép chữa bệnh dân gian ở Trung Hoà, màu sắc là dấu hiệu đoán được bệnh. Từ nhiều thế kỷ trước màu sắc hoặc vật có nhuộm màu được sử dụng để trừ tà, khử độc, như trừ đau lưng (long não, bạch phiến), chống trộm (cá đỏ, cá đen), vận rủi (rắc phấn đỏ), hiếm muộn (trồng cây xanh).

Màu sắc cũng góp phần củng cố triết thuyết về phong thủy, chọn một chỗ ở tốt, hợp cho người trong nhà. Màu sắc còn thuộc về một trong “chín phép cứu chữa” của phong thủy : (1) Gương soi, vật soi, quả cầu pha lê, đèn; (2) Phong linh và chuông, tiếng động; (3) Đồ vật : cây lá (giả, thật), kiểng bonsai, bông hoa, hồ cá; (4) vật cơ động : máy móc, cối xay gió, con quay, con vụ, máy nước; (5) đồ vật nặng đá, tượng đúc; (6) đồ điện : máy lạnh, máy hát, truyền hình; (7) ống sáo; (8) màu sắc; (9) các vật dụng khác.

Ngược dòng lịch sử trở về thời kỳ 300 năm trước Công nguyên, đó là những loại bột màu của các nhà luyện đan Trung Hoa. Một số nhà luyện đan còn chế được vàng, chế thuốc trường sinh. Ngày nay vẫn còn nhiều nơi dùng phép chữa bột màu, bột thần sa, hùng hoàng. Họ cho rằng bột màu có dược tính và chất hóa học, có thể tìm mua tại các hiệu thuốc dân tộc. Thời trước bột hùng hoàng sử dụng nhằm tăng khí lực thần sa để trừ tà, khí xấu, chuộc lại may mắn, như phép cứu chữa trứng đỏ tái sinh (xem phần sau) và phép cứu chữa trị mộc đè (ác mộng). Thường thường có thể trộn hai thứ bột này với nhau.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Một số phép còn dùng gạo trắng, hạt trai, hạt sen, băng phiến, phấn trắng. Gạo trắng tượng trưng sung túc, no ấm. Nếm gạo trong các lễ cưới, gieo mầm hạnh phúc nhiều may mắn của cải, sinh đẻ nhiều con dùng băng phiến, phấn trắng trừ được kiện tụng, giảm bớt đau lưng.

Màu trắng còn chữa được nhiều bệnh, ví dụ như bệnh yếu tim, lối suy luận được diễn giải như sau : theo đồ hình màu sắc ngũ hành, tâm thuộc hành Hỏa, cơ đau tim có hai nguyên nhân : đau về thể xác và đau về tinh thần do hỏa suy hoặc vượng hỏa trong cơ thể. Cơn đau tim có khi vì huyết áp cao do hỏa suy, nóng giận (cũng gây cơn đau tim) phát sinh do hỏa vượng. Nên cứu chữa theo phép dùng màu trắng, hành Kim. Hỏa có màu như quả tim, Hóa hạ Kim. Một người bị chê bai hay xấu hổ mặt đỏ, hỏa bốc không tốt. Dùng nước đá, hỏa làm nước đá tan ra nước, nguội xuống ngay. Màu đen thuộc thủy cũng làm nguội hỏa, người nóng tính không còn gay gắt nữa. Cơn đau tim do hỏa suy, dùng phép cứu chữa màu đỏ, thuộc Hỏa hợp các màu cam, vàng, nâu, thuộc thổ – màu lục, thuộc mộc – phép này dịu hỏa ngay.

Phép cứu chữa màu lục thường dùng cây cỏ – một trong chín phép cứu chữa thuộc phong thủy ~ người bệnh thấy tự tin hơn, màu của mùa xuân, sức lớn mạnh. Quả thật, màu lục dùng trong phép cứu chữa tăng thêm sinh lực, tiền tài, khấm khá hơn.

Một số phép cứu chữa còn dùng màu vàng cam hoặc vỏ cam, quýt hoặc dùng bó dây quất vào mấy màu đó.

BAO BÌ ĐỎ

Trước lúc thầy phong thủy bày phép chữa, xem nhà cửa, đoán bệnh, rèn luyện khí lực thì phải cúng một hoặc nhiều cái bao bì đỏ “bao lì xì” cho thầy. Đó là tục lệ xưa ở Trung Hoa, vào những mùa cưới hỏi, dịp Tết đầu năm người ta cũng dùng bao lì xì. Nếu bạn đến dịp tiệc cưới, gia chủ trông nhận được nhiều bao lì xì của các vị khách sộp (có lúc số bao lì xì vượt quá chi phí một tiệc cưới). Ngày mồng một tết trẻ con, người giữ nhà được lì xì tùy món tiền ít hoặc nhiều.

Cách dâng lễ bao lì xì cũng tùy theo hoàn cảnh. Đó là cách thể hiện lòng thành kính đối với thầy. Phải chịu tốn kém để đặt lễ bao bì  – bao cũ cũng được – trình cho thầy cúng bày tỏ tấm lòng mong nhờ thầy giúp đỡ. Ngoài ra, bao bì đỏ còn phù hộ cho thây vì đã làm hết cách giúp bạn vượt qua khó khăn, vạn sự được như ý. Nhiều việc cần kíp thì phải cúng nhiều bao bì. Từ một cho đến nhiều nhất là chín cái bao bì.