Sách Nghệ Thuật Sử Dụng Màu Sắc Trong Cuộc Sống

15. Phép Thiền Định

Màu sắc tác động sâu sắc đến cuộc sống, sinh hoạt văn hóa người Trung Hoa và còn có thể nhận thấy được ở phép thiên định. Có lúc những hình tượng nhìn thấy trong phép thiền định là hình Đức Phật và các vị Bồ Tát. Các hình tượng thấm màu sắc được nhận ra qua phép thiền định có đủ đặc tính, khả năng, quyền lực như : tượng Đức Phật, Đức Chúa Giêsu, Thánh Allah, hoặc bất cứ hình tượng nào. Phép thiền định còn nhìn thấy các hình ảnh từ thiên nhiên như mặt trời, mặt trăng, lửa, cầu vồng, phép thiền định Đạo Phật không phải thuần túy của người Trung Hoa. Phép này xuất phát từ Ấn Độ du nhập vào Trung Hoa theo con đường Tơ Lụa và Tây Tạng khi Phật giáo tràn ngập khắp nước này từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Phép thiền định nâng cao tiềm thức để chiêm nghiệm thực tế cuộc sống thế tục. Xếp về mặt tâm linh, đó là phép giúp con người biết vị tha, mở rộng lòng nhân từ, thông hiểu mọi sự việc. Thực tế hơn nữa, thiền định giúp tăng thêm thể lực, nâng cao đời sống tinh thần, nhìn nhận đúng sự việc trong tương lai và cầu xin cho người thân được vạn sự bình an. Theo được phép này thị đời sống tốt đẹp hơn, vượt qua mọi khó khăn. Thiên định cũng là một mặt của Yi (ý chí). Thiền định vận dụng tiềm lực nội tâm giúp cho khí huyết lưu thông, tẩy uế linh hồn (xem thêm chương 11).

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Mỗi lần nhập thiền định nhìn ra một màu nhằm đạt được ý nguyện, mỗi màu sắc có chủ đích riêng. Nếu bạn muốn tỏ ra thương người hơn, cứu giúp kẻ khổ, thoát ly cõi tục, khi ấy bạn có thể nhìn thấy Bạch nhũ mẫu, bà mẹ hiền theo phép này, bạn sẽ nhận ra toàn thân là một màu trắng

Còn có phép thiền định sử dụng nhiều màu để cầu xin được nhiều việc. Muốn cầu xin để cứu giúp kẻ khó, phục hồi sức khỏe, hãy theo phép thiền định “lục nhũ mẫu” màu xanh lá cây là màu hy vọng, mau khỏi bệnh. Nếu cầu xin cho ai được minh mẫn sáng suốt, xin cho người thân qua đời nhập cõi niết bàn, nhìn vô màu vàng, sắc vàng óng ánh – màu của nhà Phật. Còn khi bạn ngủ bị mộc đè, ác mộng, đi đưa đám ma, hãy nhìn vào màu đỏ để xin trừ tà vận rủi. Có thể lúc nhập thiền định bạn còn nhìn thấy ánh nắng tràn khắp cơ thể. Vì màu đỏ tẩy uế về cái khí xấu, tà ma.

Lúc bạn nhìn vô màu sắc, nó hiện ra trong phần hồn của đôi mắt, kích thích thần kinh thị giác, não bộ, hệ thần kinh. Nói chung là, nhìn thấy màu sắc có thể thay đổi tính khí, cách cư xử, các hoạt động chân tay, lời ăn tiếng nói, công việc làm ăn. Đó cũng là hiệu quả về thể chất lẫn tinh thần. Dựa theo phép thiền định tâm linh, cần lưu ý : “Khi nhìn vào màu sắc, ta tập trung được tư tưởng, máu huyết trở nên điều hòa. Hơi thở nhịp nhàng sức khỏe chóng bình phục, trí tuệ minh mẫn – giúp cho lúc trầm tư mặc tưởng. Quả cầu trắng hoặc đèn sáng trong phép thiền định cho ta thấy hết ý nghĩa của lối thực hành này”.

NHẬT NGUYỆT XA LUÂN

Một phép thiền định khác nữa, phép nhật nguyệt xa luân, một dạng của phép thiền định tâm linh nhìn thấy tia sáng đỏ (mặt trời) ánh trăng trong (mặt trăng) tăng thêm sức mạnh thể chất và tinh thần, trí tuệ được minh mẫn

THIỀN ĐỊNH ÁNH ĐẠO VÀNG ĐỨC PHẬT

Phép thiền định này để chữa đau nhức thân mình Tăng thêm sức mạnh của ánh sáng mặt trời, màu sắc, độ nóng nhiệt qua hình ảnh một quả cầu sáng rực trắng toát nhằm giúp tẩy uế cơ thể đau nhức, bất ổn.

PHÉP TẨY UẾ

Màu sắc góp phần đắc lực trong phép thiền tẩy uế, phép om-ah-hum (úm mê hồng). Theo phép này, quả cầu từ từ rơi xuống cơ thể đổi màu từ đỏ sang màu cam, vàng của những sắc cầu vồng. Cho đến lúc trở về lại màu đỏ như một cỗ xe – tựa như chuyện tấm thảm thần biết bay – chở người ngồi thiền đến trước mặt Đức Phật.

Phép này được thực hành tự nguyện nhằm giải thoát nghiệp chướng, đây cũng là một phần của phép thiền tâm linh và phép nhật nguyệt xa luân. Phép này gọi là tẩy uế, một cơ hội để tu thân giữ lấy cái nghiệp của mình, rèn luyện khí lực. Phép thiền được thực hành trừ nghiệp báo từ ba kiếp (ba sinh) đó là kiếp trước, hiện tại, kiếp sau. Phép này ngoài việc giải trừ nghiệp báo, tà ma qua ba kiếp, ngoài ra còn giúp người ngồi thiền giải trừ lời nói độc địa, cả thể xác và linh hồn đều được xót cái xấu, nghiệp báo, khi gọi một tiếng “om” – úm – đó là chỉ thân xác của ta, rồi “ah” – ma – lời nói của ta, đến “hum” – hồng – linh hồn của ta, còn thêm một tiếng gọi nữa “sha” – lời cầu xin của ta được toại nguyện. Lập lại đủ ba lần bốn tiếng gọi trên đây, mỗi tiếng là nghiệp báo của một trong ba kiếp phải chịu.

PHÉP LỤC NHŨ MẪU

Phép này dùng màu lục rèn luyện khí lực, xóa hết mọi ưu phiền đau đớn thể xác, linh hồn, cứu người hoạn nạn.Thường xuyên luyện phép này tinh thần phấn chấn, trí tụ sáng suốt, nhẫn nhục, biết thương người.

Tên gọi phép này là vị Bồ Tát Tara giàu lòng từ bi hỷ xả. Bà thường khoác áo màu lục, đeo đồ trang sức sáng chói, Bà đội tóc trông thật kỳ lạ. Đầu đội nón Đạt ma có năm hình Phật nhìn ra năm hướng. Bốn tượng Phật nhìn ra bốn hướng, Phật Amitabha ngực ngay chính giữa. Lục nhũ mẫu có tài cứu chữa người bệnh như : ung, bướu cùng những điềm dữ khác nữa.

Lục nhũ mẫu đã giúp Thích Ca Mâu Ni, Phật Tổ nhập cõi Phật, đắc đạo. Trên đường nhập cõi niết bàn Phật tổ bị cám dỗ nhiều phen, bị ngăn trở, tà ma ám hại từ bỏ chánh đạo. Lúc Phật nhập niết bàn, Lục nhũ mẫu xuất hiện bảo vệ che chở đuổi bọn quỷ xấu đi nơi khác. Người Trung Hoa tôn kính bà Lục nhũ mẫu Phật Bà.

THIỀN ĐỊNH BẢY SẮC CẦU VỒNG

Phép này sử dụng bảy màu cầu vồng, gọi là phép thiêng, hòa nhập với mọi màu sắc. Phép cầu xin sức khỏe, trí năng sáng suốt, tinh thông mọi việc, trao đổi đạo đức. Đó là tấm lòng kiên nhẫn, vị tha, độ lượng. Đây cũng là phép mở đường nhìn ra sự bất tử. Hãy đoán định được cái chết trước mắt để cho lòng người thanh thản.

Phép này nhắc lại cuộc đời vị cao tăng Lạt ma Tây Tạng thuộc phái Phật giáo Tantric Tây Tạng sống vào thế kỷ thứ tám. Khi Lạt ma viên tịch xác hóa thành cầu vồng. Cầu vồng tượng trưng sức mạnh thái dương, nguồn ánh sáng rực rỡ nhất, Mỗi màu sắc được sử dụng theo thứ tự. Phép thiền định được nâng cao nhờ có sự phối màu tùy ý. Giả sử, khi đang dùng phép nhìn thấy “màu đỏ”, liên tưởng đến điểm tốt, có thêm sức mạnh nghị lực, trút bỏ cái ô uế, mộng mị, vận xấu, ám chỉ đến phép thiền định tia nắng hồng. Đến lúc nhìn thấy “màu vàng” đó là lúc nhận ra được ánh đạo vàng Đức Phật. Nhìn ra màu “lục”, thấy được Lục nhũ mẫu v.v…

Lúc đang thiền định phép bảy sắc cầu vồng, cũng là lúc nghĩ về triết lý của phép này : “Trong cõi vũ trụ bao la, ta không thể phân biệt mọi vật. Tuy thế, khi ánh sáng đó chính là nguồn năng lực, rọi qua lăng kính, ta thấy ra được bảy sắc cầu vồng. Không nhìn qua lăng kính, thì chỉ có ánh sáng đơn thuần, một loại vật chất vô hình dạng : cho nền, bảy sắc cầu vồng có nghĩa là “sắc tức thị không”, “Khi các nhà sư đã nhập định họ chỉ nhìn thấy được bảy sắc cầu vồng, biến hóa ra ánh sáng rực rỡ. Các nhà sư thoát tục, nhập cõi niết bàn. Nhập định xong rồi, họ hóa ra bảy sắc cầu vồng chuyển thành ánh sáng rực rỡ”.