Chữa Lành

Tác dụng chữa lành của các loại Đá theo Đông Y

Ngũ hành và bệnh tật

Từ xa xưa, người cổ đại đã biết dùng đá quý để chữa bệnh. Họ tin rằng đá quý có khả năng điều chỉnh sự mất cân bằng trong cơ thể và tạo nên năng lượng bên trong con người. Các bậc vua chúa đã dùng đá quý như một vật tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực. Họ đeo đá quý quanh đầu với niềm tin chúng sẽ giúp trở nên thông thái hơn. Người Hy Lạp, Ai Cập, La Mã cổ đại thì dùng đá quý như những tấm bùa để bảo vệ bản thân.

Bệnh là do khí huyết trong cơ thể bị tổn thương tạo thành. Nội thể biểu hiện là lục phủ ngũ tạng, ngoại thể hiện là thân thể và tứ chi. Trong phương diện bát tự, thường dùng mối quan hệ sinh khắc Ngũ hành để suy đoán nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu như can chi Ngũ hành quá vượng hoặc quá yếu thì đều gây ra bệnh cho người. Kim trong Ngũ hành chủ về lưỡi dao hình thương, mà Thủy thì chủ về đắm tàu thân vong, Mộc lại tượng trưng cho treo cổ tự vẫn, bị hổ hoặc rắn độc cắn thương, Hỏa tượng trưng cho điên đảo giữa ban ngày và ban đêm, bị rắn cắn thương hoặc thiêu đốt, Thổ tượng trưng cho núi lở đá đè, bùn đất vùi lấp hoặc đổ nát.

Xem phương pháp Thiền an toàn, đơn giản nhất tại link này: https://kimtuthap.vn/thien/

Thiên can và nội tạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, có sách viết rằng: “Giáp gan, Ất mật, Bính ruột non, Đinh tim, Mậu dạ dày, Kỷ lá lách, Canh ruột già, Tân thuộc phổi, Nhâm bàng quang, Quý thận”. Mối quan hệ giữa thiên can và bên ngoài cơ thể thì được diễn tả như sau: Giáp đầu, Ất gáy, Bính bả vai, Đinh ngực, Mậu mạng sườn, Kỷ thuộc bụng, Canh là rốn, Tân là cổ, Nhâm bắp chân, Quý cẳng chân. Vì vậy, mối quan hệ giữa sinh mệnh và Thiên can được khái quát như sau: Tý bệnh sa nang, Sửu về bụng, Dần về chân, Mão bệnh mắt, Thìn bệnh về lưng ngực, Tỵ bệnh về mặt, Ngọ bệnh về tim, Mùi về ngực, Thân bệnh ho, Dậu và Tuất bệnh về phổi, Hợi bệnh về đờm và gan. Gan chính là mầm của thận, thận là chủ của gan, thận thương thông với mắt, trong mật chứa hồn, trong can chứa phách, trong thận tàng chứa tinh, tâm tàng  ẩn thần, tỳ tàng ẩn khí.

Người mệnh Mộc gặp nhiều Canh, Tân, Giáp, Dậu, gan mật dễ sinh bệnh. Biểu hiện là lương tinh, mật nhỏ, bệnh lao, thổ huyết, đau đầu, suyễn, trúng phong, phù nề, tê liệt, mắt mồm méo lệch, chứng phong, đau gân cốt. Biểu hiện bên ngoài cơ thể là da khô, mắt dễ bị đau, tóc và râu thưa thớt, chân tay run, tổn thương các bộ phận bên ngoài cơ thể. Nếu là nữ, dễ bị sảy thai, khí huyết không được điều hòa (sảy thai, là chỉ thai phụ chưa đủ tháng đã sinh, hay còn gọi là tiểu sản, tảo sản. Đông y cho rằng nguyên nhân của căn bệnh này là do khí huyết không điều hòa, ví khí là thầy của huyết, huyết là mẹ của khí, cả hai có mối quan hệ tồn tại dựa vào nhau, ở đây do khí huyết không đều mà gây ra bệnh về kinh nguyệt). Nếu là trẻ nhỏ thì dễ mắc chứng kinh phong mạn tính, ho về đêm. Trong các sách mệnh lý từng nói: gân cốt đau, là do Mộc bị Kim thương hại.

Người mệnh Hỏa, nếu gặp Thủy và Hợi Tý vượng địa thì tiểu tràng và tâm kinh dễ sinh bệnh, biểu hiện bệnh trong cơ thể là: Bị câm, đau miệng, co giật cấp tính mạn tính, biểu hiện bên ngoài là mắt mờ, giun sán, viêm mủ, nhiễm trùng máu. Trẻ nhỏ dễ bị bệnh đậu mùa, ung nhọt và ghẻ lở. Phụ nữ thì bị rong kinh, băng huyết. Nếu là người mệnh Hỏa, tính cách rất nóng nảy, sắc mặt đỏ. Trong sách mệnh lý có nói: Mắt bị mờ, đa phần là do Hỏa bị Thủy khắc chế.

Người mệnh Thổ gặp Mộc và Dần mão tại vị trí vượng thì mật và dạ dày dễ bị tổn thương, biểu hiện bên trong cơ thể là bị nấc, đau dạ dày, tiêu chảy, hoàng thũng, khó nuốt, khoảnh ăn, buồn nôn. Biểu hiện bên ngoài là tay phải có bệnh, da khô. Trẻ nhỏ bị bệnh suy dinh dưỡng, vàng lá lách. Đặc tính của Thổ là chủ ẩm ướt, nếu quá nhiều thì dễ bị chìm, sắc mặt vàng. Trong sách mệnh lý có nói: Thổ tại vị trí Mộc vượng, lá lách tất bị thương.

Nếu là người mệnh Kim, gặp Hỏa và Tỵ Ngọ tại vị trí vượng thì ruột già, phổi dễ sinh bệnh, biểu hiện bên trong cơ thể là hay ho, dễ nấc, bệnh về đường ruột, bệnh trĩ, tim đập nhanh, hay hoảng sợ, dễ mắc bệnh lao. Biểu hiện bên ngoài là da khô, mũi đỏ, lưng mụn nhọt tụ huyết. Trong sách mệnh lý có nói: Kim nhược nếu gặp Hỏa vượng , tất có bệnh về máu.

Người mệnh Thủy nếu gặp Thổ và bốn tháng quý (tháng 3,6,9,12) vượng thì bàng quang và thận dễ sinh bệnh. Biểu hiện bên trong là bệnh lậu, đổ mồ hôi trộm, cơ thể hư tổn, tai nghễnh ngãng, thương hàn cảm mạo. Biểu hiện bên ngoài cơ thể là đau răng, sa nang, thoát vị, đau lưng, tràn dịch thận, thổ tả… Phụ nữ dễ mắc băng huyết, khí hư huyết trắng. Đặc tính của Thủy là lạnh, sắc mặt của người thường khá đen.

Thuộc tính âm dương Ngũ hành của tạng phủ cơ thể người đều giống với âm dương Ngũ hành trong Thiên can, Địa chi, mà Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có sự hưng thịnh trong bốn mùa. Do đó, Mộc quá vượng, Tì vị tất sẽ bị nó khắc, do đó tỳ vị sẽ có bệnh. Nói cách khác trong thời gian con người sinh ra, Mộc nhiều hoặc là Mộc vượng mà Thổ suy thì tỳ vị của người này nhất định có bệnh. Do đó rõ ràng đây là mối quan hệ sinh khắc giữa Thiên can, Địa chi với cơ thể con người và tầm quan trọng của nó có thể phòng ngừa bệnh tật có hiệu quả và biết được nặng, nhẹ, cát, hung của bệnh tật.

Các loại Đá chữa lành bệnh tật

Đá Carnelian: Tên loại đá này có nghĩa là sự sống. Người xưa cho rằng carnelian có khả năng chữa bệnh. Carnelian làm giảm sự giận dữ và có thể cầm máu khi bị thương.

Đá muối Himalaya: Có giải thuyết: Cách đây hàng chục triệu năm Tây Tạng là một vùng biển, vì thế loại đá muối ở Himalaya là một quà tặng đặc biệt của tạo hóa. Đá muối Himalaya được cho là tinh khiết, không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc vô cùng đa dạng mà còn có công dụng chữa nhiều bệnh. Nó giúp cơ thể cân bằng năng lượng, giảm các chứng đau đầu mệt mỏi, thậm chí hỗ trợ cho hoạt động của tim, phổi, thận.

Đá opal

Người Hindu tin rằng, opal giúp cho trẻ em mau lớn. Có người cho rằng, khi opal mất đi ánh lấp lánh là dấu hiệu báo có bệnh ở chủ nhân của đá. Các nhà thạch học trị liệu hiện đại cho rằng, opal phát triển trực giác và có ảnh hưởng tốt tới hệ thần kinh, tuyến yên và đầu xương.

Ngọc lục bảo

Ngọc lục bảo là loại ngọc người La Mã rất tôn kính và tin rằng một con rắn sẽ trở nên mù nếu nhìn thấy ngọc lục bảo. Không những vậy, nếu người đeo ngọc bị bạn bè lừa dối hoặc tình yêu phai nhạt dần, màu sắc của loại đá quý phong thủy này cũng thay đổi. Ngọc lục bảo được cho là chữa bệnh mắt, hen suyễn, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, sốt, bệnh tim mạch, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, đau dây thần kinh, bệnh thương hàn.

Ngoài ra còn rất nhiều loại đá khác được con người sử dụng như đồ trang sức và bảo vệ sức khỏe như đá beryl (màu xanh, vàng) giúp mạng lại sự vui vẻ, có tác dụng cho tim mạch và cột sống; đá bloodstone được người Hy Lạp coi là máu của Chúa Jesus, có tác dụng cầm máu vết thương, giúp những người leo núi tăng cường sức lực; đá mã não giúp tăng trí nhớ, sự kiên nhẫn và sức chịu đựng…

Cho đến ngày nay, quan niệm về khả năng chữa trị bệnh của các loại đá của người xưa vẫn chưa được khoa học hiện đại kiểm chứng. Ngoài tác dụng làm đồ trang sức thì các tính năng chữa bệnh của chúng vẫn còn là một ẩn số.

Mới đây, các nhà khoa học Pháp đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy một số loại đá có khả năng trao đổi năng lượng. Thậm chí họ còn chứng minh rằng đá không phải là một tĩnh vật mà có thể thở, vận động và tiềm ẩn nhiều nguồn năng lượng có tác động đến con người.

– Trần Quân