Chữa Lành

Thực hành Thiền đúng phương pháp

Khi Thiền sẽ tạo ra nguồn năng lượng Thiền có tác dụng hữu ích đối với người tập luyện, chính vì thế việc thực hành cần phải đúng kỹ thuật thì mới có thể phát huy được hiệu quả ao nhất.

Khi Toạn Thiền: cần được thực hiện ở một nơi thanh tịnh, kể cả chế độ ăn uống cũng phải cân nhắc, không được nghĩ tới những điều không tốt, loại bỏ toàn bộ những ý niệm dù là điều tốt cũng không được, vì như thế sẽ khiến mất sự tập trung, đi trái với quy tắc khi Thiền.

Thời gian tốt nhất để bạn thiền là vào buổi sáng khi mới thức dậy, sau đó mới bắt đầu ăn sáng và làm công việc, thời gian này sẽ giúp bạn tỉnh ngủ và cung cấp thêm nguồn sinh khí trong suốt một ngày dài. Hơn nữa khi mới thức dậy thì mọi suy nghĩ trong ngày chưa được đụng tới thế nên đầu óc dễ tập trung hơn.

Toạn Thiền nên sử dụng một tấm đệm phía dưới, ở giữa đặt một cái gối nhỏ, nửa phần mông phía sau đặt lên gối và ngôi thẳng chắc chắn. Ngoài cách ngồi này còn có những kiểu khác, chẳng hạn như ngồi bán kiết già hay ngồi miến điện. Bạn có thể lựa chọn một hình thức ngồi Thiền phù hợp với mình nhất là được.

Xem phương pháp Thiền an toàn, đơn giản nhất tại link này: https://kimtuthap.vn/thien/

Ngồi Thiền Miến Điện: cách ngồi thiền này là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất, bạn chỉ cần khoanh chân chéo nhau trên đệm là được.

Ngồi Thiền Bán Kiết Già: cũng ngồi khoanh chân lại, thế nhưng chân trái đặt lên đùi phải và chân phải đặt trên đùi trái. Tuy nhiên bạn cũng có thể thay đổi tư thế này bằng cách đặt chân trái phía dưới đùi phải và chân phải lên trên đùi trái.

Ngồi Thiền Kiết Già: với tư thế này thì hai chân khóa lại nhau, đầu tiên là bạn đặt chân trái lên đùi phải, rồi dùng chân phải đặt lên đùi trái. Lưu ý hai chân để sát vào cơ thể. Bàn tay bên trái đặt chồng lên bàn tay phải hoặc đổi ngược lại, sau đó đặt tay lên lòng hai bàn chân. Phần lưng phải thẳng không bị nghiêng. Lưỡi chạm lên hàm trên, mắt mở hé.

Ngồi Thiền Nhật Bản: sử dụng một cái ghế nhỏ, luần chân xuống phái dưới ghế, tương tự như quỳ gối, nhớ để phần mông ngồi trên ghế.

Ngồi Thiền Trên Ghế: ngồi thẳng lưng trên ghế, hai lòng àn chân tiếp xúc với thảm, tương tự như bạn đang ngồi trên ghế mà thôi.

Hít thở lúc ngồi Thiền: hít sâu bằng mũi, sau đó thở ra bằng miệng. Lưu ý miệng ngậm lại, môi và răng để khít nhau, lưỡi đặt lên trên. Việc hít thở được thực hiện đều và từ từ, không nên quá gắng sức.

Điểm mấu chốt của việc ngồi Thiền đó chính là cái tâm, tâm không được suy nghĩ lung tung hay lan man, đối với người mới Tọa Thiền thì chỉ cần thực hiện trong khoảng thời gian ngắn thôi, sau đó từ từ khi tâm sáng hơn, sáng suốt hơn thì tự động thời gian sẽ tăng lên.

Bài học thở cơ bản: Đầu tiên là bạn cần chú ý tới hơi thở bằng cách đếm.

Có lời dạy rằng: hơi thở sẽ được hít vào sau đó thở ra, cứ đếm 1 cái hít vào rồi sau đó thở ra, 2 cái hít vào rồi thở ra, … Cứ đếm cho tới mười lần, sau đó quay về lại 1 cái từ đầu, cứ lặp lại như vậy.

Mặc dù nghe khá đơn giản, thế nhưng bạn đừng xem thường, nếu như chú tâm được liên tục thì có kết quả, nếu không bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn.

Việc đếm theo hơi thở là đếm bằng cái tâm, chứ không phải đếm theo quán tính hay theo trí tưởng tượng của bản thân mình.

Mục đích của đếm hơi thở là cột tâm vào số đếm, vào hơi thở để tâm không bị suy nghĩ lung tung. Khi đếm lặp lại mười rồi lại một là để mình không bị quên, chú tâm.

Nếu làm được như trên là bạn đã có được sự thành công bước đầu, sau đó mới đi qua Sổ Tức Môn, rồi vào Tùy Tức Môn.

Lưu ý: Do mỗi người có một cái tâm khác nhau thế nên cũng khó để xác định được cách nào áp dụng tốt nhất cho mỗi người, chính vì thế mà Đức Phật đưa ra nhiều phương pháp, cứ áp dụng để chọn ra hình thức phù hợp. Nhưng dù là cách nào cũng cần phải nhớ những pháp môn về quán trưởng – trì trú – niệm Phật – tham thiền.

Trên đây chỉ là lý thuyết, việc bạn cần đó là thực hành, hãy đi theo trình tự như trên, chắc chắn rằng bạn sẽ sớm có được kết quả như mong muốn.