Sách Nghệ Thuật Sử Dụng Màu Sắc Trong Cuộc Sống

02. Dẫn Nhập sách Nghệ Thuật Sử Dụng Màu Sắc Trong Cuộc Sống

Cuộc sống của chúng ta còn lắm cảnh bấp bênh trắc trở bởi chúng ta chỉ biết rất ít về thế giới quanh ta. Thường đi cùng mơ ước nhìn thấy được dù chỉ một phần rất nhỏ bí ẩn trong cuộc sống, dựa vào lý luận (ru-shr) theo kinh nghiệm hiểu biết sẵn có. Tuy nhiên, cố gắng đó không được đền bù xứng đáng và chính chúng ta chứ không phải ai khác phải tìm ra một lối suy luận tiên nghiệm (chu-shr) giải thoát chúng sinh khỏi nhận thức chật hẹp tù túng.

Ru-shr chứa đựng cái lôgic, cái hợp lý, phù hoa thế tục. Tất cả thuộc phạm trù tri thức, kinh nghiệm”.

“Sắc sắc không sắc, sắc tức thị không” – lối suy luận tiên nghiệm sắc cũng như không thuộc phạm trù triết học đạo Phật, “Sắc” chỉ cái có thực, cái hiện hữu nhìn thấy được, “ có “hình dạng vật chất” cái không thể phân chia của nhận thức. Còn về cái thứ “không” là cái không thể nhận thức được, không nhìn thấy được, về phạm trù nhận thức đòi hỏi quá trình khám phá, chọn lọc trong khi ở một số người trí thức lại dấy lên thái độ xem thường, thiếu quan tâm, cho đó là điều vô tích sự, thiếu cơ sở, mê tín dị đoan. Sự thật là quá trình tiên nghiệm dựa trên cơ sở mang tính khoa học của tri thức phổ thông, triết học, tín ngưỡng đã từng tồn tại trước nền khoa học tiên tiến, vẫn còn giữ vai trò chi phối mọi hoạt động trong đời sống con người. Nhận thức tiên nghiệm bước đầu có thể được xem là không dựa trên khoa học chứ không phải là phản khoa học. Nhận thức tiền nghiệm thừa nhận những tìm tòi mang tính khoa học nên sẵn sàng hưởng ứng các ý tưởng sáng tạo hướng về cái mới. Hơn thế nữa, nhận thức tiên nghiệm còn ấn định giới hạn tư duy về con người mà khoa học và công nghệ hiện đại không dễ gì thâu tóm hoặc thay thế được.

Xem các mẫu Vòng Đá Phong Thủy đa dạng Sắc Màu: https://kimtuthap.vn/danh-muc/vong-da-thach-anh/

Chu-sbr thuộc về sự hiểu biết, nhận thức. Trở lại quan niệm đạo Phật về “sắc” và “không” thật khó phân định rõ được. Điều cốt lõi để nắm bắt vấn đề đặt ra là hoàn toàn dựa trên cơ sở thông hiểu sâu sắc tương quan giữa “sắc” và “không”. Nếu “sắc” là cái “hiện hữu” thì “không” là cái không có hình dạng, không nhìn thấy được mà cũng không thể hiểu đó là cái “hư vô hư do”. Thật ra trong cái không, cái hư vô như một nghịch lý lại có cả cái “sắc” và cái “không”. Có thể nêu ví dụ, người Trung Hoa thường gọi không gian, khí trời là “khí khổng” còn trong một cái túi “rỗng” thường được xem là “không” chứa gì, bên trong, không thấy cái gì cả, nhưng với các nhà khoa học thì cái “rỗng không ” có thể biến thành cái “có hình dạng ” dựa trên ‘ở sở thành phân cấu tạo vật chất. Như thế có thể quan niệm “có” và “không có” là hai mặt của cái “không”. Trong khi đó cái “có” đối với người có thể là cái “không có” với người khác. Hai thành phần này vừa có thể tập hợp rồi phân tán thuộc trạng thái của sự vật. Từ đây, chúng ta có thể lý giải về cái Đạo – tức con đường nhắm tới. Đạo có âm và dương, là một tổng thể hợp nhất xoay vẫn mãi mãi trong vòng hết vạn vật, triết lý của Đạo nhằm vào bao nỗi thăng trầm đời người, vận mệnh đất nước, giống nòi. Thấm nhuần tư tưởng Đạo giáo, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm trong tác phẩm này lý thuyết màu sắc không chỉ đơn thuần dựa theo quan niệm về cái vô thường “sắc ” mà cân có sự tiên nghiệm về cái “không ” câu hỏi đặt ra vì sao chúng ta chỉ dừng lại ở quan niệm về “sắc” ? Trong kinh Phật có nói, con người nhận ra được kiếp của mình qua sáu cơ quan chủ yếu : tai, mắt, mũi, họng, thể xác, linh hôn. Trong đó, có 5 giác quan gọi là ngũ quan thuộc phân “xác ”, cơ quan thứ sáu thuộc phần “hồn”, Ta quá quen với năm giác quan của con người. Vì thế có khi ta “ngửi thấy” mùi vị của niềm vui, nỗi buồn; “nghe ” thanh danh xấu xa của ai đó và “nếm trải ” những buồn vui vì công danh sự nghiệp. Chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu tương quan màu sắc và cuộc sống con người bởi trước tiên màu sắc đập ngay vào mắt ta, giác quan đứng đầu của ngũ quan … Còn các giác quan khác dành cho công cuộc nghiên cứu về sau này. Điều cần phải nhấn mạnh thêm đây là quan niệm phù hợp hoàn toàn với “tư tưởng ” dung hòa phân hôn với phân xác mỗi con người.

Thế thì màu sắc tác động đến cuộc sống con người như thế nào ? Màu sắc trước tiên cho ta biết được cái gì còn, cái gì mất kế đến cho ta biết súc khỏe thế nào, vận số ra sao bởi các thầy thuốc cổ truyền Trung Quốc có kinh nghiệm nhìn đoán sắc mặt người bệnh, biết rõ khí huyết. Vì thế nên từ nhiều thế kỷ trước màu sắc là một yếu tố quyết định trong các ngành học thuật dựa theo phán đoán như xem tướng mặt, xem chỉ tay đoán vận mệnh; thứ ba là màu sắc làm cho con người cảm thấy phấn chấn. Cụ thể khi nhìn màu xanh lục tượng trưng sức sống, màu đỏ chỉ công lý, lẽ phải; Ở các tuồng tích cổ, nhân vật trung thần thường mang mặt nạ đỏ, còn màu trắng chỉ sự tỉnh khiết, sự hủy diệt, chết chóc, tàn phá và màu đen chỉ sự kinh sợ, cái cao siêu, sâu sắc thâm trầm. Mặc một bộ đồ, quần áo có màu hợp sở thích làm cho ta phấn khởi, yêu đời, lạc quan, còn khi con người mang tâm trạng chán nản nên tránh đừng đụng chạm đến vật gì có màu đỏ. Thứ tư là màu sắc cũng làm nên nhân cách con người. Không có màu sắc nào chung hoặc đồng nhất, màu sắc thể hiện qua nhiều lĩnh vực, nghề nghiệp. Đi lễ nhà thờ thì có màu sắc riêng, khác với lúc đi chơi cắm trại ngoài trời. Luật sư, nhà buôn, nghệ sĩ… đều chọn màu phù hợp với công việc nhiệm vụ của họ.

Chính màu sắc góp phần nâng cao khí lực, hòa hợp tâm trí, thể xác của chúng ta.