Sách Nghệ Thuật Sử Dụng Màu Sắc Trong Cuộc Sống

06. CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC TRIẾT HỌC TRONG LÝ LUẬN MÀU SẮC PHONG THỦY

Triết thuyết màu sắc đề cập trong tác phẩm này tái hiện lại một thời kỳ mới các tư tưởng thuộc truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Ở chương này chỉ đề cập một phần nguồn gốc tín ngưỡng, triết lý, chủ yếu là Đạo Phật và Đạo Giáo, kính dịch, nói về bát quái, các bài giảng kinh Phật. Mỗi quan niệm đề ra được trình bày ngắn gọn những cách thức áp dụng trong sinh hoạt đời sống thường ngày đúng như triết thuyết màu sắc của phong thủy. Phần chương bốn và chương chín sẽ nói rõ và chi tiết hơn thuật sử dụng màu, thể hiện rõ nội dung các quan niệm triết học đề ra.

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

 Vòng tay Đá Phong Thủy tự nhiên

 ︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

ĐẠO

Triết lý đạo giáo về lề âm dương dựa trên quan điểm phản logic là một điểm để nhận thức rõ hơn về cả hai mặt, hiệu quả đến cuộc sống con người và sâu xa hơn nữa đó là cái đồng nhất sắc và không. Đạo có nghĩa là đường đi tới. Người Trung Quốc có câu châm ngôn : “Mọi sự vật trong cõi đời này đều phải hợp lẽ Đạo”. Đạo chính là con đường nở ra khắp vũ trụ. Học thuyết Đạo giáo ra đời từ vùng thôn quê Trung Hoa thời xa xưa, cách hành đạo hội nhập và phụ thuộc vào các lẽ tự nhiên trong trời đất. Quả thật, từ thời xưa người Trung Quốc cho rằng cuộc sống, vận mệnh mỗi người đều phụ thuộc vào sự an bài của tạo hóa. Đạo vừa là cõi vô cùng bất diệt, vừa là một khối đồng nhất không thể chia cắt được. Lão Tử, nhà hiền triết cổ đại Trung Hoa sinh vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên có viết trong Đạo đức kinh “Các ngươi hãy nhìn vũ trụ, nhưng rồi chẳng thấy gì cả đó là cõi vô hình. bất tận, không định danh được, rồi lại trở về cõi hư vô”. Đạo là cội nguồn của sự sinh tồn, Đạo hợp nhất và xóa bỏ mọi tị hiềm, mâu thuẫn. Tóm lại, Đạo là triết lý giải thoát con người khỏi cõi trần tục, đời thường. Các chuyên gia phong thủy giải thích cái phần logic của Đạo, kết hợp và thống nhất giữa không và có không dựa theo phép loại suy : “Ta ngước nhìn trời một cõi bao la, còn nhìn qua kính viễn vọng thì khám phá được nhiều vật thể “đó là các vì sao và mặt trăng “trong cõi hư vô có sự hiện hữu).

Đạo còn giữ được phép nhị nguyên ~ Khái niệm âm dương mâu thuẫn. Thông suốt được khái niệm âm dương thì sẽ nắm vững nguyên lý điều hòa ở mọi sự vật và cả trong triết thuyết màu sắc.

LẼ ÂM DƯƠNG

Mặt dây chuyền Âm Dương đá phong thủy tự nhiên

ÂM – DƯƠNG chỉ về các lực lượng ở thời nguyên sơ chiếm lĩnh vũ trụ bao la, sáng tạo ra những dạng sinh vật, vật chất. Âm là cõi tối tăm, Dương là ánh sáng. Âm thuộc giống cái, Dương giống đực. Âm chỉ cái bất động, Dương chỉ sự vật kích động. Âm Dương hòa hợp tạo thành một tổng thể đó là ĐẠO. Âm Dương phụ thuộc vào nhau : không có lạnh, không hiểu được cái nóng không có phần bên ngoài, bên trong, không màng vật chất không có sự sống, sẽ không có cái chết. Âm Dương chứa đựng mâu thuẫn : trong phần giống đực có chứa một ít giống cái và ngược lại. Âm Dương tương khắc, từ đó người Trung Hoa quan niệm về con người gắn liền với đất trời. Theo quan điểm của triết thuyết phong thủy, Đao ràng buộc con người với muôn vật, theo cách khác : “Đạo và muôn vật thuộc cõi hư vô một cöi dày đặc, chứa đựng cả một vùng khí quyển bao la mặt trời, trăng, sao”. Trong  vũ trụ có trời (dương) có đất (âm). Đất có núi, có đồng bằng (âm) có sông, suối (dương). Trên núi cao có người ở (dương) xây dựng nhà cửa (âm). Trong nhà có người đàn ông (dương), đàn bà (âm), có bề mặt (dương), có nội tâm (âm).

Đến đây, ta có thể hiểu ra được tượng quan âm dương trong triết thuyết màu sắc của người Trung Quốc. Âm Dương hòa hợp mới hợp lẽ Đạo. Sắc, không sáng tạo ra vũ trụ, muôn vật. Do đó, vật chất tồn tại đều mang màu sắc. Mọi vật thể đều từ khoảng không vũ trụ mà ra.

Dựa theo quan niệm Đạo giáo, làm thế nào hiểu rõ mọi sự vật, phân biệt được hư vô và hiện hữu ? Cái cần phân biệt đó chính là màu sắc, căn cơ của mọi sự vật. Hoặc nói khác đi chẳng có gì xa lạ cả, các nhà hiền triết đã bảo: “ Không có sắc, không nhận ra được cái không”. Sự đồng nhất gặp phạm trù sắc – không là điểm tột cùng của tư tưởng triết học.