Sách Nghệ Thuật Sử Dụng Màu Sắc Trong Cuộc Sống

07. Khí – Ngũ Hành – Kinh Dịch

KHÍ

Khí là trọng tâm để nhận thức ý nghĩa triết thuyết màu sắc của người Trung Quốc trong cuộc sống. Khí hiểu nôm na là “hơi thở”, là “sinh lực”. Khí là nguyên lý đồng nhất của sức sống, khí luân lưu khắp trời đất, sáng tạo ra núi non có hình dạng màu sắc khơi dòng chảy sông suối, bôi dưỡng cây trái mùa màng. Khí là nguồn sinh lực chảy khắp cơ thể người, khí của trời đất hun đúc sinh khí con người. Khí còn bao gồm hoạt động trong phép khí công, phép thiền định, khí rèn luyện trí tuệ, phép chữa bệnh, các ngành nghệ thuật. Khí là bản thể đích thực, Khí là một thực thể tổn tại trong ta, cho ta nhận thức được mình dù đã trôi qua thời gian mười năm, dù cho tế bào trong cơ thể chuyển đổi qua nhiều quá trình tái tạo.

Trong thể xác con người đều có hơi thở của Khí. Khí giúp cơ thể hoạt động được, kích thích vùng não bộ từ đó phát sinh nhiều ý tưởng – Khí chạy đến đầu lưỡi giúp ta nói được, đến tay nắm được mọi vật, viết ra chữ, đến chân bước đi được, chạy được. Khí cần phải đẩy lưu thông ổn định khắp cơ thể. Nếu khí kém, cơ thể không hoạt động được. Khí luân lưu chỉ một bên cơ thể bên kia sẽ bại. Khí chỉ luân lưu phân chỉ trên, chỉ dưới hóa cứng đơ. Khi không thông qua tìm được dẫn đến cái chết. Triết thuyết phong thủy cho rằng : “Nếu khí không làm cho cơ thể hoạt động được, dù cho người có sắc đẹp, có quyền lực, nhiều tiền của, dù đó là một người gặp vận may một cơ thể thiếu khi lực sẽ tàn lụi ngay, mọi thứ đều tiêu tan vào cõi hư không, con người chỉ còn cái vỏ xác xơ”. Cơ thể trơ xương và da. Khí là vật chất không biến đổi bên trong cơ thể người, thể trạng của khí có lực biến chuyển. “Có lúc khí tốt, có lúc khí hư, cũng đều là một thứ khí cùng một bản thể mà ra”.

Nói gọn lại, khí là sinh mệnh mỗi con người, biểu lộ nhân cách con người, tài năng, tuổi thọ. Trong thời kỳ thai nghén, (những hạt khí phôi thai bay lơ lửng giữa trời) nhập vô buồng trứng gieo mầm sống, khí luân lưu trong thai nhi, tạo ra hình hài, cốt cách đứa trẻ, tạo ra trí tuệ, cách cửa mình, đứa trẻ có được một tâm hồn, một thái độ ứng xử.

Chừng nào con người còn tôn tại thì còn có nhiều dạng khí luân lưu. Ở một số người khí luân lưu khắp cơ thể, chạy lên phía trên đỉnh đầu phát ra vầng hào quang. Đó là dạng khí tốt. Gọi là “Khí ưu việt”. Những bậc thánh đều mang “Khí ưu việt”, còn người phàm phu như chúng ta có nhiều dạng khí luân lưu như “uất khí”, “khí chằng chịt”, “khí gắt”  – những dạng khí này có phép trị điều hòa, cân bằng sẽ trình bày ở chương chín. Có nhiều phép cứu chữa hồi phục khí lực tuân theo thuật sử dụng màu sắc. Điều cần thiết hơn nữa còn phải dựa theo ngũ hành để chọn màu.

NGŨ HÀNH

Khái niệm ngũ hành là một phép thần bí để lý giải, điều hòa và nâng cao khí lực. Khái niệm này cũng không thay đổi khi tìm hiểu các ý tưởng nhằm nâng cao khí lực con người biểu hiện qua cách ăn mặc, xe cộ, trang trí xây dựng nhà ở, chăm sóc sức khỏe, các món ăn.

Xem thêm các mẫu Đá Thạch Anh Vụn Phong Thủy đầy đủ Ngũ Hành:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Ngoài tương quan âm dương ra còn có ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Năm nguyên tố của ngũ hành không thuộc vật chất đó là những thế lực hay còn gọi nguyên tố có khả năng hủy diệt mọi vật. Người Trung Quốc dựa theo ngũ hành để chọn màu, đoán mạng, định phương hướng, lục phủ ngũ tạng. Cụ thể, hành Hỏa hợp màu đỏ, tượng trưng mùa hè, hợp hướng Nam, thuộc về nội tâm còn hành Thổ chỉ hướng trung tâm, tượng trưng màu vàng, cam, nâu, tiết trời giữa mùa Thu, thuộc về tụy tạng, lá lách … hành Mộc hợp màu lục, tượng trưng mùa Xuân, hợp hướng Đông, thuộc về gan (can). Hành Kim hợp màu trắng, tượng trưng mùa Thu, thuộc về phổi (phế), mật (đàm). Hành Thủy hợp màu đen (sâu thăm thẳm), tượng trưng mùa Đông, hợp hướng Bắc thuộc về thận.

Ngũ hành có tương sinh, tương khắc. Ngũ hành tương sinh theo chu kỳ Hỏa sinh Thổ (tro tàn), Thổ sinh Kim (quặng mỏ), Kim sinh thủy (dù nước làm cho kim loại rỉ sét, ta còn nhận thấy được nước đá lạnh từ bên trong bốc hơi tạo một màng hơi nước bên ngoài thùng chứa), Thủy dưỡng Mộc (cây cần có nước mới mọc cao được), Mộc sinh Hỏa.

Ngũ hành tương khắc: Mộc phá Thổ, Thổ ngăn Thủy, Thủy kỵ Hỏa, Hỏa phá Kim, Kim phá Mộc. Cốt lõi của tiến trình tương khắc không hề phủ định tất cả. Quả thật, quá trình tương khắc lại còn hàm ý một quá trình tái tạo, khôi phục lại nguyên trạng.

Triết thuyết màu sắc Ngũ hành là một phép thần bí được sử dụng phổ biến. Người Trung Quốc dựa theo Ngũ hành đoán được khí lực mỗi người, biết được vận số (xem chỉ tay (tướng mặt) và nâng cao, bồi dưỡng khí lực. Quá trình bảo dưỡng khí lực chủ yếu dựa theo sự chọn lựa màu sắc, hiệu quả nhận thấy được ở cách ăn mặc, đời sống chung quanh (thuộc về phong thủy).

Nguyên lý ngũ hành còn được áp dụng trong một số trường hợp chọn lựa màu sắc. Ngũ hành được xếp theo tám quẻ bát quái nhằm tăng thêm khí lực, dựa theo cách đặt một màu hạp quẻ trong phòng ngủ. Phép thuật màu sắc Ngũ hành còn được sử dụng chữa đau nhức mình mấy, tâm trạng lo âu, sửa đổi cách ăn mặc nề nếp suy nghĩ. Ngoài ra, màu sắc ngũ hành còn giải quyết được những trạng thái khí lực bất thường nhờ sửa đổi cách ăn mặc và nên dựa theo cách sắp xếp màu nào có thứ tự hợp với mỗi người.

KINH DỊCH

Kinh dịch là chỗ dựa của phép sử dụng màu sắc Ngũ hành. Khi cần xem đất đai, xây dựng nhà cửa, đoán biết khí lực con người, kinh dịch được xem là cội rễ tư tưởng học thuật Trung Quốc. Kinh dịch xuất phát từ thuật bói toán thời cổ đại. Kinh dịch gồm nhiều điều chỉ dẫn vua chúa, quan lại ban hành nhiều quyết định hệ trọng, tuyên chiến, xuất binh hay kéo quân về – Kinh dịch còn chỉ dẫn các Đạo sĩ, các nhà hiền triết cách cúng dâng tế lễ, xem giờ giấc xuất hành, săn bắn, đánh cá, gieo cấy, thu hoạch mùa màng… Kinh dịch bao gồm những kiến thức cao siêu. Đồ hình trong kinh dịch chiêm nghiệm vận số, cho biết luật tuần hoàn của tạo hóa, chuyển dịch mãi mãi. Kinh dịch ràng buộc con người với tạo hóa, thăng trầm biến chuyển của âm dương.

Âm được biểu thị những vạch đứt đoạn, còn Dương biểu thị vạch thẳng hàng, là những đường vạch hợp thành một hệ thống vững chắc trong kinh dịch – Những vạch Âm, Dương sắp xếp theo tám đường vạch bát quái chỉ trời đất, sấm sét, núi non, thủy, hỏa, hướng gió, sông hồ. Tám vạch bát quái gộp lại thành sáu mươi bốn đồ hình sáu cạnh, chỉ cho thấy sự vận hành của Đạo thời nguyên thủy chuyển biến không ngừng. Các vạch bát quái và các đồ hình sáu cạnh được phân định rạch ròi từ thời cổ qua lối ném thẻ gỗ, xem cỏ thi, gieo đồng xu.

Qua thời gian, tám vạch bát quái còn chỉ ra thêm nhiều điều mới lạ, vạch bát quái xem hướng, mùa màng, gia đạo, các đường chỉ tay, tướng mặt, trị bệnh, nhà cửa, phòng ngủ, đồ đạc, chưa nói đến màu sắc. Các vạch bát quái còn định rạ tám quẻ : tiền tài, gia đạo, công danh, sự nghiệp. Tám quẻ kết hợp cùng với Ngũ hành tạo ra bùa bát quái đối chiếu. Bùa bát quái là một đồ hình chỉ cách sử dụng màu sắc, giữ gìn sức khỏe, cầu tài lợi, xem hướng quanh nhà. Cụ thể như thận thuộc hành Thủy tượng trưng màu đen. Nếu có người đau thận, đang điều trị thì có thể bổ sung chế độ điều trị theo cách cho ăn món ăn có màu sẫm. Nơi làm việc theo bát quái đặt một nhánh bông hồng tại cung “danh vọng”, cầu được thăng cấp nhanh. Theo truyền thống trong thuật phong thủy chỉ xem hướng trời đất, người ta thường chú trọng hướng nhà cửa để đặt bùa bát quái cho thích hợp.