Sách Nghệ Thuật Sử Dụng Màu Sắc Trong Cuộc Sống

47. Chẩn Đoán Bệnh và Phán Đoán Các Chứng Bệnh

Màu sắc còn được sử dụng chẩn đoán bệnh. Da mặt xanh xao, có thể vì nội tạng suy yếu, trạng thái khí suy, đang gặp cơn hoạn nạn. Khái niệm cứu chữa dựa theo màu sắc có nguồn gốc từ nền y học cổ truyền Trung Quốc, ngũ tạng trong người có liên quan đến năm vùng ở ngoài da. Bệnh tim cần phải bắt mạch, yếu phổi xem sắc da, đau gan xem các cơ bắp, yếu tì xem da thịt, đau thận xem các khớp xương. Các thầy thuốc Trung Quốc thời cổ quan niệm bệnh phổi nên xem sắc da thì biết một màu “trắng bệch trơ xương” không phải là “béo nọng” như màu trắng mỡ heo. Yếu tì xem da thịt ~ khác với màu da và cơ bắp toàn một màu vàng tái xanh như “cây trái mọc quanh đồi trọc”. Còn da thịt đỏ hồng như “gạch cua” thì tì mạnh. Triết thuyết màu sắc Trung Quốc lý luận rằng nếu xem thấy lưỡi vàng hoặc tròng trắng mắt ngả màu vàng thì biết là yếu gan, mật không đều. Mũi đỏ là sắp chết hoặc đau phổi. Mí dưới mắt đen quầng là yếu thận.

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

 Vòng tay Đá Phong Thủy tự nhiên

 ︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

CHỮA BỆNH THEO MÀU SẮC

Màu sắc có thể giúp làm giảm những cơn đau nhức cấp thời. Có thể áp đặt lá bùa bát quái ngay chỗ đau. Những vạch bát quái hợp với từng chỗ đau trên cơ thể và màu sắc

ngũ hành (xem lại bảng phân loại màu sắc ở phần đầu). Cụ thể màu đỏ, làm dịu cơn đau mắt, mắt và màu đỏ đều thuộc lột quả trong bát quái. Còn dạ dày (bao tử) đóng ở ngay cung “tình duyên”, màu đỏ, màu vàng thuộc hành Hỏa và hành Thổ đều có công dụng để chữa lành cơn đau dạ dày. Màu hồng và màu lục xoa dịu cơn nhức đầu, phép trị này không nằm trong quẻ bát quái. Còn nếu dùng bùa bát quái chữa nhức đầu nên sử dụng màu trắng và xám đặt ngay cung “nô bộc”. Màu lục trị được chứng nôn mửa, màu trắng trị được rối loạn tiêu hóa. Bởi vì đau ở vùng cuống họng do Hỏa vượng, nên sử dụng màu đen thuộc hành Thủy giảm bớt cơn đau. Màu xanh lá mạ, màu lục giúp làm dịu đau vùng cổ họng. Nếu vùng cơ mặt giật mấp máy, nên sử dụng màu trắng và màu lục để được thư giãn.

Trị đau thận, nhức lưng nên sử dụng màu đen hợp với thận có thể bổ sung thêm màu trắng, lục. Khi mắc bệnh cúm nên giải độc bằng phép sử dụng màu đỏ, xanh hoặc lục. Bệnh cúm thuộc hành Thủy, nên sử dụng màu đỏ thuộc hành Hỏa giải được bệnh – “bốc hết hơi độc”. Các bệnh của thiếu nhi, nên sử dụng nhiều màu càng tốt, màu đỏ, tía, màu hồng giúp bảo vệ hệ miễn dịch.

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy nhiều Màu Sắc tăng cường sinh lực sống, hỗ trợ trị bệnh: 

https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Những người mắc phải chứng cao huyết áp, yếu tim không nên sử dụng màu đỏ, chỉ nên ăn mặc màu đen, trắng, xanh nhạt hoặc lục nhạt.

Trong phần trình bày ở chương bảy bàn cụ thể đến phép sử dụng màu cho các món ăn để lấy lại sức khỏe sau thời gian ốm đau. Trong chương mười sẽ nói rõ hơn phép chữa bệnh thần bí trị đau nhức, những bệnh nặng hơn.

NỘI DUNG PHÉP TRỊ MÀU
Mộng du Lục, lục nhạt
Yếu dạ dày Vàng hoặc đỏ
Suy nhược Táo xanh, hồng tím hoa cà
Lục, hồng
Bệnh tưởng Bảy sắc cầu vồng
Chán nản tự tử Lục hoặc đỏ
Chứng béo phì Trắng
Cao huyết áp Đen, trắng, xanh nhạt, lục nhạt, không dùng đỏ
Đau, yếu tim Đen, trắng, xanh nhạt, lục nhạt, không dùng đỏ
Đau cổ Đen, xanh lá mạ hoặc lục
Máy cơ Trắng hoặc lục

*Một số màu sắc còn được sử dụng trị đau nhức cơ thể, các triệu chứng bệnh tâm thần.

BỒI DƯỠNG KHÍ THEO PHÉP TRỊ LIỆU MÀU SẮC THẦN BÍ

Người Trung Quốc quan niệm cơ thể người giống như một căn nhà chứa khí tốt, vận may. Khí luôn chuyển biến không ngừng: có lúc khí tốt – có lúc khí xấu. Khí vận may không còn, có thể sử dụng nhiều phép tẩy uế vận xấu, trục ra khỏi thân thể, khí hoạt động như một hệ tự miễn dịch đã có sẵn từ trước. Mỗi khi khí suy yếu, dễ lây nhiễm các chất lạ bên ngoài, như vận xấu, không hạp phong thủy, khí xấu từ đó xâm nhập vô cơ thể. Rủi ro sẽ không thể ập đến ngay mỗi khi khí đủ mạnh, đề kháng được các chất độc hại, không làm suy yếu cơ thể.

Ngoài ra, có nhiều phép cứu chữa màu sắc giúp bồi dưỡng khí lực. Thường sử dụng màu đỏ, tượng trưng điềm may, ước vọng. Bạn đọc quan tâm nhiều đến phép cứu chữa màu đỏ có thể tham khảo thêm chi tiết ở phần tiếp theo.