Chữa Lành

Công dụng của Đá Thạch Anh trong việc chữa bệnh theo ngành đông y

Trước khi tiến hành đi sâu vào tác dụng chữa bệnh của Đá Thạch Anh thì chúng ta hãy tìm hiểu về bệnh tật từ đâu mà có theo cách phân tích của đông y học. Sau khi biết được căn nguyên của bệnh thì mới biết được cách thức mà dùng Đá Thạch Anh chữa bệnh như thế nào.

Bệnh liên quan tới phong thủy ngũ hành: bệnh được sinh ra là do khí, tức là khí huyết tồn tại bên trong cơ thể con người đã bị tác động và bị ảnh hưởng xấu. Các cơ quan bên trong được gọi là lục phủ ngũ tạng, cùng với các bộ phận bên ngoài được hiểu là tứ chi cộng với phần thân.

Xem phương pháp Thiền an toàn, đơn giản nhất tại link này: https://kimtuthap.vn/thien/

Theo phân tích liên quan tới bát tự, thầy phong thủy thường sử dụng các mối quan hệ về ngũ hành tương sinh tương khắc để tiên đoán những điều có thể xảy ra trong tương lai liên quan tới bệnh tật. Cụ thể là dựa vào can chi ngũ hành, nếu can chi tốt hoặc yếu thì đều tạo ra bệnh với người. Hành Kim theo ngũ hành là dao theo kiểu lưỡi thương, hành Thủy thì liên quan đến điều thất bại thương tích, hành Mộc thì liên quan tới vận mệnh chấm hết hay tự sát hoặc có thể là bị thú rừng cắn chết. Hành Hỏa thể hiện cho sự thay đổi trắng đen, bị rắn cắn hay thương tích. Hành Thổ thể hiện cho việc chết cháy, núi lở, bùn đất vùi lấp.

Quan hệ giữa thiên can và yếu tố bên ngoài rất mật thiết, nhìn vào thiên can có thể biết được các loại bệnh có liên quan để bạn có thể phòng tránh hay cải thiện sức khỏe tích cực. Cụ thể như sau: Giáp liên quan đến bệnh về đầu, Ất gáy, Bính bả vai, Đinh ngực, Mậu mạn sườn, Kỷ bụng, Canh rốn, Tân thuộc cổ, Nhâm là bắp chân, Quý cẳng chân.

Do đó việc xác định được mối liên kết giữa sinh mệnh và Thiên can sẽ xác định được bệnh liên quan tới nhau, được hiểu như sau: Tý bệnh sa nang, Sửu về bụng, Dần về chân, Mão bệnh mắt, Thìn bệnh về lưng ngực, Tỵ bệnh về mặt, Ngọ bệnh về tim, Mùi về ngực, Thân bệnh ho, Dậu và Tuất bệnh về phổi, Hợi bệnh về đờm và gan. Gan chính là mầm bệnh của thận, thận là chủ chốt của gan, thận sẽ thông với mắt, trong mật chứa hồn, trong can chứa phách, trong thận tàng chứa tinh, tâm tàng  ẩn thần, tỳ tàng ẩn khí.

Những ai thuộc mạng Mộc gặp Canh, Tân, Giáp, Dậu thì bộ phận gan mật dễ tạo nên bệnh. Thể hiện là lương tinh, mật nhỏ, bệnh lao, thổ huyết, đau đầu, suyễn, trúng phong, phù nề, tê liệt, mắt mồm bị méo lệch, chứng phong, đau nhức gân cốt. Dấu hiệu thể hiện bên ngoài cơ thể: da khô, con mắt dễ bị đau mỏi, tóc và râu lưa thưa, chân tay run rẩy, tổn thương các bộ phận tu chi trên cơ thể. Đối với phái nữ sẽ dễ dẫn tới trường hợp sảy thai, khí huyết không được điều hòa. Hiện tượng sảy thai tức là thai nhi chưa đủ tháng đã sinh ra, hay còn gọi là tiểu sản, tảo sản. Trong đông y cho rằng lý do dần tới căn bệnh này là do khí huyết không điều hòa, như đã phân tích thì khí là cha của huyết, huyết là mẹ của khí, cả hai có mối quan hệ tồn tại dựa song song, trong trường hợp này là do khí huyết không điều hòa ổn định mà tạo ra bệnh liên quan tới kinh nguyệt phụ nữ. Còn đổi lại là em bé thì dễ mắc chứng kinh phong mạn tính, ho nhiều về đêm. Trong các sách mệnh lý có ghi chép lại rằng gân cốt mà đau nhức nguyên nhân được cho là do Mộc bị Kim làm tổn thương.

Những ai thuộc mạng Hỏa khi tiếp xúc với hủy hay Hợi Tý thường thì tiểu tràng và não bộ dễ bị tổn hại, đặc trưng của bệnh bên trong cơ thể sẽ là: dễ bị câm điếc, đau miệng, co giật cấp tính mạn tính. Đặc trung thể hiện bên ngoài là mắt mờ dần, có giun sán, viêm mủ, nhiễm trùng trong máu. Đối với các bé nhỏ dễ bị bệnh dịch như đậu mùa, ung nhọt và ghẻ lở. Còn đối với phụ nữ thì dễ bị rong kinh, băng huyết. Còn trường hợp  là người mạng Hỏa thì tính cách rất dễ bữ tức, sắc mặt đỏ ửng lên. Trong sách liên quan tới mạng lý thì có ghi các đặc trưng là: Mắt bị mờ, nguyên nhân là do Hỏa thường bị Thủy khắc chế.

Những ai thuộc mạng Thổ nếu gặp Mộc và Dần mão tại khu vực vượng thì mật và dạ dày dễ bị ảnh hưởng. Thể hiện bên trong của cơ thể chúng ta là bị nấc, đau bao tử, tiêu chảy, hoàng thũng, ăn uống khó nuốt, khoảnh ăn, hay xuất hiện buồn nôn. Thể hiện ra bên ngoài là tay bên phải có bệnh, da dẻ khô. Đối với những em nhỏ thường mắc bệnh thiếu dinh dưỡng, vàng lá lách. Đặc trưng của Thổ là chủ ẩm ướt, nếu quá nhiều thì dễ bị chìm, sắc mặt vàng. Trong sách mạng lý có đề cập Thổ tại vị trí Mộc vượng, lá lách tất bị tổn thương.

Còn nế là người thuộc mạng Kim mà gặp Hỏa và Tỵ Ngọ tại khu vực vượng thì phần ruột già, phổi dễ mắc bệnh. Thể hiện ở phía bên trong cơ thể là ho, dễ nấc, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh trĩ, tim đập nhanh, dễ bị hoảng sợ, dễ mắc bệnh lao phổi. Thể hiện ra bên ngoài là da khô, mũi ửng đỏ, lưng mọc mụn nhọt tụ huyết. Trong sách mạng lý có viết như sau Kim nhược nếu gặp Hỏa vượng, sẽ xuất hiện căn bệnh về máu.

Nếu là người thuộc mạng Thủy và lại gặp Thổ và bốn tháng quý bao gồm tháng 3-6-9-12 tại khu vực vượng thì bàng quang và thận dễ tổn thương. Thể hiện ở bên trong là bệnh xã hội lậu, đổ mồ hôi trộm nhiều, cơ thể hư tổn, tai không nghe rõ, thương hàn cảm mạo. Thể hiện ra bên ngoài cơ thể là đau nhức răng, sa nang, thoát vị, đau vùng lưng, tràn dịch thận, thổ tả. Đối với phái nữ dễ mắc bệnh băng huyết, khí hư huyết trắng. Tính chất của Thủy là lạnh, sắc mặt của người thường khá đen, tái xanh.

Theo như quy luật Ngũ hành âm dương của các cơ quan thuộc cơ thể người đều tương tự với âm dương Ngũ hành trong Thiên can – Địa chi là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có sự hưng thịnh sắp xếp theo bốn mùa. Chính vì điều này mà  Mộc quá vượng, Tì vị tất sẽ bị nó xung khắc, do vậy tỳ vị sẽ có mang bệnh. Đơn giản hơn là trong thời gian con người được sanh ra, Mộc nhiều hoặc là Mộc vượng mà Thổ suy thì tỳ vị của người này nhất định mang bệnh. Nên vấn đề này làm rõ ràng đây là mối quan hệ sinh khắc giữa Thiên can –  Địa chi với cơ thể con người cũng như là  tầm quan trọng của nó trong việc phòng ngừa bệnh tật có hiệu quả, đồng thời cũng sẽ biết được sự ặng, nhẹ, cát, hung mà bệnh tật tạo ra.

Dựa vào những hiểu biết về bệnh tật theo như quy luật phong thủy ngũ hành, bát tự mà từ đó người ta đã đưa ra công dụng của những loại Đá Thạch Anh cho con người. Vừa có thể phòng bệnh vừa có thể trị bệnh, đồng thời mang lại may mắn cho chủ nhân đeo Đá Thạch Anh.

Loại Đá Thạch Anh Trắng được xem là khoáng vật, chúng có màu trong, đục, mờ. Thường có hình trụ với sáu cạnh, loại đá này bạn có thể khai thác tất cả các ngày trong một năm. Khi khai thác xong chúng sẽ được người ta lựa chọn kỹ lưỡng và phân loại theo chất lượng và phương thức sử dụng. Khi đeo Đá Thạch Anh Trắng sẽ ngăn chặn việc cơ thể suy yếu, da thiếu nước, bệnh liệt dương ở phái nam, cơ thể đau nhức, mỏi mệt, bực tức. Bạn có thể đeo Đá Thạch Anh Trắng hoặc thả vào nước uống, hoặc bỏ vào túi để trong phòng. Ngoài ra có thể chữa bệnh về tiết niệu, tiểu rắt cũng bằng cách làm như trên.

Đá Thạch Anh Tím thì chúng là có hình dạng cấu trúc kiểu tám cạnh hoặc 12 cạnh. Trên thị trường bạn sẽ thấy màu tím than, hay tím nhạt, hoặc là tím. Đá Thạch Anh Tím chữa bệnh sợ hãi, mệt mỏi, dễ giật mình, bạn dùng Đá Thạch Anh Tím nghiền nát thành bột thả vào nước uống, hoặc có thể bỏ vào đồ ăn để ăn chung. Một tác dụng nữa là chữa bệnh về suyễn bằng cách là nóng Đá Thạch Anh Tím, thả vào dấm, nấu cháo rồi ăn.

Đá Thạch Anh Ngũ Sắc chứa năm màu của Đá Thạch Anh là màu Xám, Xanh, Vàng, Đỏ, Nâu đựo trộn lẫn với nhau. Dùng để chữa bệnh hay nôn ói. Cách thực hiện là nấu canh canh gừng buổi sáng thả Đá Thạch Anh Ngũ Sắc nghiền bột nuốt tương tự thuốc. Đá Thạch Anh Ngũ Sắc còn chữa bệnh về tim, lưng.