Sách Giải Pháp Kim Tự Tháp Phong Thủy

25. Ngày Giỗ Đầu

Ngày giỗ đầu hay còn được gọi là “Tiểu tường là ngày giỗ (kỵ giỗ) đầu tiên sau đúng một năm ngày mất của ai đó. Đây là một trong hai ngày giỗ thuộc kỳ tang.

Bởi vậy, vào ngày giỗ đầu người ta thường tổ chức trang nghiêm, con cháu đều mặc tang phục, khi tế lễ như đưa đám, một số nhà có điều kiện còn thuê cả kèn trống.

Vào ngày giỗ đầu, ngoài mâm lễ mặn, hoa. quả, hương, phẩm oản, người ta thường mua sắm rất nhiều đồ vàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã, giấy mà còn cả các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ mà thậm chí còn mua sắm cả hình nhân bằng giấy nữa.

“Hinh nhân” ở đây không phải để thế mạng cho ai mà là tục tín ngưỡng tin rằng, với phép thuật của

thầy phù thủy thi hinh nhân bằng giấy khi đốt đi sẽ hóa thành người hầu hạ vong linh nơi Âm giới.

Sau buổi lẽ những đồ vàng mà sẽ được mang ra mộ để hóa (đốt). Những đồ vàng mã đốt trong ngày tiểu tường còn được gọi là “mã biếu”. Gọi là mã biếu vì người ta nghĩ rằng những đồ mã này chỉ cúng cho vong linh người mất, nhưng người đó không được dùng mà phải mang biếu các ác thần để tránh sự quấy nhiễu.

Văn khấn Thần linh trước ngày giỗ đấu

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính Iạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị tôn thân.

Con kính lạy ngài bản gia Táo quân, ngài bản gia Thổ công, Long mạch, Thần tài.

Con kính lạy các ngài thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Chúng) con là… ngụ tại… Nhân ngày mai là ngày giỗ đầu của… (Chúng) con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kinh dâng

lên trước án tọa tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo bản gia Thổ công, Táo quân, Long mach và các vị thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các tiên linh, gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn ngày giỗ đầu 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con xin kính lạy đức Đương cảnh Thành hoàng chư Vị Đại Vương.

Con xin kính lạy ngài Táo phủ Thần Quân.

Con xin kính lạy các vị thần linh, thổ địa cai quản trong xứ này.

Con xin kính lạy chư gia tiên ông bà nội ngoại họ… (Chúng) con là… ngụ tại… hôm nay là ngày… tháng… năm… Chính ngày giỗ đầu của…

Những năm… vắng xa trần thế, không thấy hình dáng, (chúng) con vẫn nhớ ơn dưỡng dục, nghĩa sinh thành. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ.

Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ lòng thành.

Thành khẩn kính mời… mất ngày… tháng… năm… mộ phần táng tại….

Cúi xin chân linh chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vât, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

(Chúng) Con lại xin kính mời các cụ tổ tiên, nội ngoại, ông bà, cô dì chú bác và toàn thể các hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

(Chúng) Con lại mời vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng Con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Những điều cần lưu ý khi cúng giỗ tổ tiên

Trong phong tục thờ cúng tổ tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ ông, bà, bố, mẹ, chồng (vợ) là quan trọng nhất.

Cúng giỗ gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất, nên vào ngày này, nhà giàu thì tổ chức cúng lễ linh đình mời họ mạc gần xa, anh em bằng hữu về dự, còn nhà nghèo cúng thì bát cơm, quả trứng, đĩa muối, lưng canh với ba nén nhang, cây đèn dầu cúng người đã khuất.

Đối với ngày giỗ của ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng (còn gọi là giỗ trọng) thì ngày hôm trước ngày giỗ cần phải có cúng cáo giỗ. Ngày hôm cúng cáo giỗ còn gọi là ngày tiên thường.

Cúng cáo giỗ là để báo cho người đã khuất biết ngày hôm sau về hưởng giỗ, đồng thời là để báo với thần linh, thổ địa nơi để mộ người đã khuất cũng như công thần thổ địa tại gia cho phép hương hồn người đã khuất được về hưởng giỗ. Cúng cáo giỗ bao gồm cúng tại gia và cúng ngoại mộ. Trong cúng cáo giỗ phải cúng công thần thổ địa trước, cúng gia tiên sau. Ngoài việc khấn mời vong linh người được giỗ ngày hôm sau, còn phải khấn mời vong linh hương hồn gia tiên nội ngoại cùng về dự giỗ. Nhân dịp cúng giỗ ngoài mộ cần đắp sửa lại mộ phần.

Trong cúng giỗ đúng vào ngày mất của người được hưởng giỗ cần phải cúng mời người được hưởng giỗ trước, sau đó mới đến vong linh hai họ nội, ngoại từ bậc cao nhất trở xuống và cuối cùng là cáo thỉnh gia thần cùng dự tiệc giỗ.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Có thể để đá Thạch anh vụn vào bát hương