Sách Giải Pháp Kim Tự Tháp Phong Thủy

21. Khấn, Vái, Lạy – Ý Nghĩa của Lạy và Vái

Khẩn

Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin và lời hứa.

Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy.

Vái

Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài Trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đẩu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, dưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái hai, ba, bốn hay năm vái.

Lạy 

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính với tất

cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: hai lạy, ba lạy, bốn lạy và năm lạy. Mỗi trường hợp dễ mang ý nghĩa khác nhau.

Thế lạy của đàn ông

Đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước người và dơ lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quỳ gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đã đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi Iui ra.

Có thể quì bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi quỳ chân nào xuống trước thì khi chuẩn bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đi về phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế

đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa học và vững vàng. Sở dĩ phải quỳ chân trái xuống trước vì thường chân phải vũng hơn nên dùng để giữ thế thăng bằng cho khỏi ngã. Khi chuẩn bị đứng lên cũng vậy. Sở dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.

Thế lạy của đàn bà

Thế lạy của các bà là cảnh ngồi bệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trả ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết. Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.

Cũng có một số bài lại áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót

chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà còn không mấy đẹp mắt.

Thế lạy của đàn ông có vẻ hùng dũng, tượng trưng cho Dương. Thế lạy của các bà có tính cách uyển chuyển tha thướt, tượng trưng cho Âm. Thế lạy của đàn ông có điểu bất tiện là khi mặc âu phục thì rất khó lạy. Hiện nay chỉ có mấy vị cao niên còn áp dụng thế lạy của đàn ông, nhật già trong dịp lễ quốc tổ. Còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vải mà thôi.

Thế lạy của đàn ông và đàn bà là truyền ý nghĩa của người Việt. Nó vừa thành khẩn vừa trang nghiêm trong lúc cúng tổ tiên. Nếu muốn giữ phong tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh niên phải có lòng tự nguyện.

Ý nghĩa của lạy và vái

Số lần lạy và vái đều mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Đây là phong tục đặc biệt của người Việt ta mà người Tàu không có. Khi cúng, người Tàu chỉ lạy ba lạy hay vái ba vái mà thôi.

Ý nghĩa của hai lạy và hai vái

Hai lạy dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng điếu, nêu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu và những người vào hàng con em… ta nên lạy hai lạy.

Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý nghĩa của ba cái này như đã nói ở trên là lời chào kính cẩn, chứ không có ý nghĩa nào khác. Nhưng trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà tang lễ, các người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cổ như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, của người quá cố, thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố bốn vái.

Theo quan niệm dân gian, khi chưa chôn, người quá cố được coi như còn sống nên ta lạy hai lạy. Hai lạy này tượng trưng cho âm dương nhị khí hòa hợp trên dương thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy bốn lạy.

Ý nghĩa của ba lạy và ba vái 

Khi đi lễ Phật, ta lạy ba lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật Pháp Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt và thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chính, tức là điều chính đảng, trái với tà ngụy.

Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh. Đây là nguyên tắc phải theo.

Tuy nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi và thói quen, người ta lễ Phật có khi bốn, năm lạy. Trong trường hợp cúng Phật, khi ta mặc Âu phục, nếu cảm thấy khó khăn trong khi dạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.

Ý nghĩa của bốn lạy và bốn vái 

Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh thần. Bốn lạy tượng trưng cho từ thân phụ mẫu, bốn phương (đông: thuộc Dương, tây: thuộc Âm, nam: thuộc Dương và bắc: thuộc Âm) và tứ tượng (Thái dương, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm). Nói chung, bốn lạy bao gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên Trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú ngụ.

Bốn vải dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh thần, khi không thể áp dụng thế lạy.

Ý nghĩa của năm lạy và năm vái

Ngày xưa người ta lạy vua năm lạy. Nắm lấy tượng trưng cho ngũ hành (Kim, Mộc. Thủy, Hỏa. Thổ), vua tượng trưng cho Trung cung tức là hành Thổ màu vàng đứng ở giữa. Cũng có ý kiến cho rằng năm lại tượng trưng cho bốn phương (Đông,

Tây, Nam, Bắc) và Trung ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ tổ Hùng Vương, quý vị trong ban tế lễ thường lạy năm lạy vì tổ Hùng Vương là vị vua khai sáng giống nòi Việt.

Năm cái dùng để cúng tổ khi không thể áp dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thì giờ để môi người lạy năm lạy.

Kết Luận

Phong tục có được là do thói quen mà mọi người đã chấp nhận, nhiều khi không giải thích được lý do tại sao lại như thế mà chỉ biết làm theo cho đúng thôi. Trong mỗi gia đình Việt Nam, dù theo đạo nào cũng vậy, chúng ta là con dân nước Việt, hãy cố gắng thiết lập một bàn thờ gia tiên. Có như thế, con cháu ta mới có cơ hội học hỏi cách thiết lập bàn thờ gia tiên và hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng.

Thờ cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.

≥>>Xem chọn các mẫu Con Lắc Cảm Xạ>>> https://kimtuthap.vn/san-pham/con-lac-cam-xa/

Con lắc cảm xạ đá Thạch anh khói