Chữa Lành

Kiến thức chung về đá – Sự hình thành của Đá – Tinh Thể Đá – Vỏ trái đất

Bạn càng hiểu biết nhiều về đá, bạn lại càng thấy chúng có nhiều tác dụng. Ở phần này, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về sự hình thành của đá, cách lựa chọn và chăm sóc đá, cách sử dụng đá trong chữa lành và trang trí cũng như đem tặng.

Định hướng và lập trình đá giúp chúng hoạt động có hiệu quả hơn. Đây là một nghi thức khi làm việc với các loại đá. Vì đá là vật mang sức mạnh lớn, nên chúng cần được tiếp cận một cách tôn kính. Nếu bạn làm được điều này, chúng sẽ hợp tác với bạn một cách hiền hòa. Rất nhiều người muốn sở hữu một “ngày của đá”, khi đó họ sẽ làm thanh sạch những viên đá, sau đó ôm chúng trong khi Thiền nhằm điều hòa năng lượng. Nếu bạn làm việc này thường xuyên, những viên đá ấy sẽ trò chuyện với bạn và chỉ cho bạn cách nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.

Việc dành thời gian để làm thanh sạch đá là vô cùng quan trọng. Đá là vật hấp thụ và truyền năng lượng rất hiệu quả. Một trong những chức năng của chúng là để gột rửa và chuyển hóa các năng lượng tiêu cực. Nếu bạn để các tinh thể làm điều này mà không có sự làm sạch thường xuyên, phần lớn đá sẽ trở nên bão hòa và giảm đi công dụng vốn có, mặc dù một số có khả năng tự làm sạch.

Sự hình thành của đá

Đá là một cơ thể rắn có dạng hình học phổ biến. Đá được tạo ra từ khi trái đất hình thành, và cũng như trái đất, chúng không ngừng biến hóa và thay đổi. Đá chính là DNA của trái đất, một dấu vết hóa học cho sự tiến hóa. Chúng là những nhà kho thu nhỏ, mang chứa lịch sử phát triển hàng triệu năm của trái đất, cũng như gìn giữ bộ nhớ không thể xóa nhòa của những tác động mạnh mẽ tạo nên hình dạng cho chúng. Một số loại đá đã phải chịu những khối áp lực khủng lồ. Một số khác lại hình thành trong những căn hầm sâu dưới lòng đất. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến đặc điểm cà tính năng của đá. Tuy nhiên dù đá có ở hình dạng gì đi chăng  nữa, cấu trúc tinh thể của chúng vẫn có khả năng hấp thụ, bảo tồn, tập trung, phát tán năng lượng, đặc biệt là trên các tần số điện từ.

Xem phương pháp Thiền an toàn, đơn giản nhất tại link này: https://kimtuthap.vn/thien/

da-quy

Tinh thể đá

Do các  tạp chất hóa học, phóng xạ, khí thải trái đất và hệ mặt trời cũng như cách hình thành, mỗi loại đá lại có một đặc điểm riêng biệt. Hình thành từ nhiều loại khoáng chất, đá thường được định nghĩa bằng cấu tạo trong, các nguyên tử xắp sếp một cách trật tự và lặp lại tùy theo từng loại. Các loại đá có cùng chủng loại sẽ có cấu tạo trong giống nhau, điều này có thể được nhìn thấy rõ qua kính hiển vi.

Cấu tạo tinh thể độc đáo chính là cách để nhận diện các loại đá, và điều đó cũng có nghĩa là một số loại đá như Aragonite, có một số cấu tạo ngoài và màu sắc mà nếu nhìn thoáng qua thì sẽ không thể nhận ra chúng cùng là một loại đá. Tuy nhiên, do có cấu tạo trong giống nhau, nên chúng được nhóm vào cùng một chủng loại .Chính cấu tạo là điều rất quan trọng trong việc phân loại đá, chứ không phải là khoáng chất hình thành nên chúng. Trong một số trường hợp, thành phần khoáng chất cũng có những khác biệt nhỏ, tạo nên nhiều màu sắc trên một loại đá cụ thể.

Do một số loại đá được hình thành từ một hoặc nhiều loại khoáng chất kết hợp, nên mỗi loại sẽ kết tinh theo một cách khác. Tinh thể thường đối xứng dọc theo một trục. Bề mặt bên ngoài chính là dấu hiệu cho thấy cấu tạo trong của đá. Mỗi mặt đá lại có những cặp góc tương tự. Cấu tạo trong của bất kỳ một loại đá nào cũng bất biến, không thay đổi.

Đá có cấu tạo của bảy dạng hình học: Hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình lục giác, hình thoi, hình bình hành, hình thang. Nhiều loại đá mang những dạng hình học kể trên, và có tên dựa trên dạng hình học bên trong. Cũng giống như tên gọi của mình, đá có hình lục giác được tạo nên từ những hình lục giác ba chiều, tinh thể vuông tạo thành một khối đá vuông, tinh thể tam giác tạo đá hình tam giác, Tuy nhiên, hình dạng bên ngoài của đá cũng không nhất thiết phải phản ánh cấu tạo trong của loại đá đó.

hinh-dang-da

Trái tim của đá là nguyên tử và những bộ phận cấu thành. Nguyên tử luôn chuyển động linh hoạt, chưa các phân tử liên tục xoay quanh trung tâm. Bởi vậy, mặc dù đá thường sở hữu vẻ ngoài tĩnh, nhưng bên trong lại chứa những phân tử luôn luôn chuyển động không ngừng. Đó chính là điều truyền năng lượng cho đá.

Vỏ trái đất

Trái đất bắt đầu từ một đám mây ga không ngừng chuyển động. Dần dần, qua nhiều thiên niên kỷ, dung nham nguội dần trở thành lớp vỏ Trái đất. Lúc này, vỏ Trái đất chỉ có độ dày như vỏ một trái táo. Bên trong lớp vỏ ấy, chất dung nham nóng bỏng, giàu khoáng sản vẫn tiếp tục nóng lên và sục sôi. Nhờ đó, các loại đá bắt đầu hình thành.

Một số loại đá,  chẳng hạn như thạch anh, sinh ra từ chất cháy và khoáng chất nóng chảy ở trung tâm trái đất. Sau khi bị nung nóng ở mức tối đa, chúng sẽ trồi lên bề mặt trái đất. Khi khí gas thâm nhập vào lớp vỏ trái đất và tiếp xúc với đá cứng, chúng sẽ dịu đi và đông đặc, đây là quá trình có thể diễn ra trong nhiều thiên niên kỷ hoặc có thể diễn ra trong khoảng thời gian vô cùng ngắn.

Nếu quá trình diễn ra tương đối chậm, hoặc nếu đá phát triển trong một bong bóng khí, thì những viên đá lớn có thể phát triển. Nếu quá trình diễn ra nhanh chóng, các viên đá sẽ nhỏ. Nếu quá trình ấy kết thúc rồi lại bắt đầu, các đặc tính tự chữa lành hoặc “phantom” sẽ xuất hiện. Nếu quá trình ấy diễn ra đặc biệt mau chóng, một loại chất trong như thủy tinh, chẳng hạn như Obsidian sẽ được hình thành. Các loại đá như Aventurine hoặc Peridot hình thành từ dung nham nhiệt độ cao. Những loại khác, chẳng hạn như Topaz và Tourmaline, được tạo nên khi khí gas thâm nhập vào những loại đá tiếp giáp.

Tuy nhiên, các hình thức khác phát sinh khi dung nham đủ nguội để hơi nước ngưng tụ thành chất lỏng. Dung dịch này là cơ sở để Aragonite và Kunzite hình thành. Khi nó thâm nhập vào khe nứt xung quanh đá, dung dịch này từ từ làm mát, tạo ra những loại đá lớn và hốc tinh như Chalcedony và Amethyst.

Các loại đá như Garnet được tạo ra từ sâu dưới lòng đất, khi các khoáng chất tan chảy  và kết tinh lại dưới áp xuất lớn và nhiệt độ khổng lồ. Những loại đá này được gọi là đá biến chất vì chúng đã phải trải qua sự biến đổi hóa học, tái tạo lại tinh tể gốc.

Canxit hay các lớp trầm tích hình thành từ xự xói mòn. Đá ở bề mặt trái đất bị phá vỡ và khoáng hóa tạo thành những dòng chảy, sau một thời gian sẽ tạo nên những loại đá mới. Chúng cũng có thể cộng sinh với nhau, có thể rất cứng hoặc cũng có thể rất mềm. Hoặc cũng có thể dính chặt với một cá thể “đá chủ” khác.

Phần lớn các tinh thể đều dính liền với một loại đá chủ nào đó. Việc khai thác thường đi kèm với quá trình cắt, tách rời khỏi đá chủ.