Bát Quái

Phong thủy Bát Trạch

Bạn đang muốn xem ngôi nhà của mình là thịnh hay suy, tốt hay xấu thì cần phải tìm hiểu về phong thủy, trước hết là kiến thức về Âm Dương – Ngũ Hành – Bát Quái, từ đó mà những kết luận mới được chính xác. Bên cạnh đó còn phải xem thêm về địa thế, khu vực tọa lạc, và nhiều thông tin khác để phân tích cho phù hợp.

Nguồn gốc của Bát Quái:

Hầu hết mọi người đều biết về cụm từ Phong Thủy Bát Trạch, tuy nhiên đều hiểu rõ hơn thì chưa thể được.

Bạn có thể biết nguồn gốc của phong thủy Bát Trạch là từ thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch, dựa trên Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng – Tứ Tượng sinh Bát Quái.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Từ đó có thể nói rằng Lưỡng Nghi được xem là khởi nguồn, trong đó Dương được viết bằng một vạch liền, còn Âm được viết bằng vạch đứt đoạn.

Với Tứ Tượng thì được viết bằng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ. Tứ Tượng bao gồm: Thái Dương là mặt trời được thể hiện bằng hai vạch liền – Thiếu Dương là thìn được thể hiện bằng vạch liền phía dưới và vạch đứt phía trên – Thái Âm là nguyệt được thể hiện bằng hai vạch đứt – Thiếu Âm là Tinh thể hiện bằng vạch đứt phía dưới và vạch liền phía trên.

Tứ Tượng hoặc là Thánh Thú được hiểu là định nghĩa về hình ảnh của bộ bốn trong khoa học của người Phương Đông là Thiên Văn – Triết Học – Phong Thủy, bào gồm: Thanh Long thuộc phương Đông là Mộc – Bạch Hổ là phương Tây là Kim – Chu Tước thuộc phương Nam là Hỏa – Huyền Vũ thuộc phương Bắc là Thủy. Ngoài ra dựa trên một số câu chuyện thì có Thánh Thú thứ năm đó là Hoàng Lân tức lân màu vàng ở vị trí chính giữa thể hiện cho Thổ.

Khi chúng ta chồng thêm các vạch lên trên Tứ Tượng thì sẽ hình thành nên Bát Quái, gồm có ba vạch chồng lên nhau, gọi là Bát Quái quẻ đơn: quẻ Ly là phương Nam – quẻ Khôn phương Tây Nam – quẻ Đoài phương Tây – quẻ Càn phương Tây Bắc – quẻ Khảm phương Bắc – quẻ Cấn phương Đông Bắc – quẻ Chấn phương Đông – quẻ Tốn phương Đông Nam.

Sử dụng Bát Quái: thường được áp dụng vào nhà ở, trong đó Bát Quái có hai loại là Quái Trạch cho nhà và Quái Mệnh cho tuổi.

Quái Trạch:

Chúng ta sẽ đứng ở vị trí chính giữa của ngôi nhà, thì sẽ xác định không gian ấy được phân thành 8 cung Bát Trạch, mỗi một cung như vậy được tính với 45 độ và mỗi hướng sẽ là một Quái Trạch.

Tiếp đến là chia ra thành hai loại, bao gồm:

Đông Tứ Trạch sẽ có bốn hướng là Khảm – Ly – Chấn – Tốn, tương ứng là hướng Bắc – Nam – Đông – Đông Nam.

Tây Tứ Trạch gồm bốn hướng là Đoài – Khôn – Càn – Cấn, tương ứng là hướng Tây – Tây Nam – Tây Bắc – Đông Bắc.

Quái Mệnh: chúng ta sẽ dựa vào năm sinh của từng gia chủ, mỗi người ại có một quái và cũng chia thành hai loại là, Đông Tứ Mệnh gồm Khảm – Ly – Chấn – Tốn, Tây Tứ Mệnh gồm Đoài – Khôn – Càn – Cấn.

Muốn có đượ Quái Mệnh thì ta sẽ sử dụng năm sinh và cộng các số trong đó lại với nhau thành kết quả tổng, nếu như tổng này lớn hơn 10 thì tiếp tục cộng các số trong tổng ấy, cứ lặp lại như vậy cho tới khi tổng ấy nhỏ hơn mười gọi là số Thành thì dừng lại.

Dùng Số Thành tra trong bảng sẽ cho ta được Quái Mệnh tương ứng cho từng người. Số Thành cuối cùng sẽ chạy từ 1 đến 9.

Với nam mạng thì tương ứng với Quái Mệnh là Khảm – Ly – Cấn – Đoài – Càn – Khôn – Tốn – Chấn – Khôn.

Với nữ mạng thì tương ứng với Quái Mệnh là Cấn – Càn – Đoài – Cấn – Ly – Khảm – Khôn – Chấn – Tốn.

Kết hợp Quái Trạch và Quái Mệnh:

Đối với gia chủ nào thuộc Đông Tứ Mệnh thì sẽ chọn nhà ở thuộc Đông Tứ Trạch, ngược lại gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì nên ở nhà là Tây Tứ Trạch mới phù hợp nhất.

Quái Mệnh phối với tám hướng Quái Trạch thì sẽ hình thành nên 8 trường hợp với mỗi người.

Chẳng hạn, với gia chủ là nam mạng sinh năm 1979 Kỷ Mùi. Gia chủ này thuộc Quái Mệnh là Chấn nằm trong Đông Tứ Mệnh, do đó nếu chọn nhà ở sẽ là các hướng Ly – Nam – Sinh Khí, hướng Khảm – Bắc – Thiên Y, hướng Chấn – Đông – Phục Vị, hướng Tốn – Đông Nam – Phúc Đức, với bốn hướng này sẽ mang đến lại những điều tốt đẹp.

Nếu có được kiến thức phong thủy Dương Trạch tức nhà ở, thì sẽ tính toán được sự thịnh vượng của ngôi nhà, đồng thời là cho cả các thành viên trong gia đình có được phúc đức – chân mệnh – đức hạnh – mồ mả – nhà ở.