Chữa Lành

Quá trình hình thành Thái Cực Quyền

Như mọi người đều biết Thái Cực Quyền là một môn võ thuật cổ truyền của đất nước Trung Quốc, được đặc trưng bằng những động tác nhẹ nhàng và kết hợp với việc hít thở đúng cách.

Thái Cực Quyền được biết là võ công của đạo gia, mà theo như truyền thuyết đó là Trương Tam Phong tổ sư của môn phái, võ đường đặt tại Võ Đang. Võ Đang là môn phái có tổng cộng là ba bài quyền chính, mỗi cái có những đặc điểm riêng với cấp bậc từ cơ bản cho tới nâng cao, nếu như có gắng thì sẽ trở thành võ sư. Cụ thể đó chính là bài sơ cấp Hình Ý Quyền, tiếp đến là Bát Quái Quyền và cuối cùng là Thái Cực Quyền.

Với nhiều người chuyên môn thì đang có sự tranh cải về hai bài quyền sau, có người cho rằng Thái Cực Quyền cao hơn, còn có người nói rằng Bát Quái Quyền cao hơn. Nhưng nếu xét về bản chất thì Thái Cực Quyền được xem là bài tập dùng để luyện về khí lực nhiều hơn.

Xem phương pháp Thiền an toàn, đơn giản nhất tại link này: https://kimtuthap.vn/thien/

Dựa trên nhiều tài liệu để lại thì cùng một nhận định rằng Thái Cực Quyền có nguồn gốc vào triều Bắc Tống, nhưng có người lại cho rằng không phải như vậy, thì theo một thuyết kể lại thì tại vùng Trần Gia Câu không về có thông tin về Trương Tam Phong, mà người ta thấy rằng Thái Cực Quyền chỉ là bộ các động tác lấy từ Quyền Kinh do tướng nhà Thanh là Thích Kế Quang lập.

Tên Thái Cực Quyền bắt nguồn từ triết học, Thái Cực trong Chu Dịch với học thuyết Âm Dương, Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi. Thái tức là lớn, Cực tức là điểm bắt đầu cho tới cực đỉnh.

Thái Cực Quyền chứa đựng ba điểm chính. Thứ nhất là sự hấp thụ tổng hợp quyền pháp của triều nhà Minh, cụ thể đó nhà nhà võ thuật Thích Kế Quang, ông lớn lên trong cuộc chiến tranh, chính thế mà ông đã tập hợp và kết hợp quyền pháp của 16 loại lại với nhau, cộng thêm 32 thức Trường Quyền để xây dựng nên bài quyền mang dấu ấn cho nhà Minh.

Sau này đến thời Trần Vương Đình thì ông rút ngắn thành 29 thế tạo thành Thao Lộ Thái Cực Quyền.

Sự hình thành của Thái Cực Quyền là một sự chọn lọc sau đó là được sáng tạo thêm, cần phải ý niệm, có khí, tĩnh tâm, cơ thể thả lỏng, sau đó mới cận động. Khi các động tác được thực hiện thì cần phải kết hợp với việc hít thở đều, nên sử dụng cách thở bụng để tạo nên sự thống nhất giữa bên trong và bên ngoài cơ thể thành một thể thống nhất.

Bên trong bộ môn Thái Cực Quyền cũng có sử dụng học thuyết của Kinh Lạc xuất phát từ ý học cổ truyền, cùng với học thuyết triết học cổ điển Âm Dương, nên người tập Thái Cực Quyền cần phải lấy ý dẫn khí và lấy khí vận thân. Phần khí bắt nguồn từ Đan Điền, lực phát ra phần eo.

Thủ pháp cơ bản của Thái Cực Quyền bao gồm: bằng, loát, tề, án, thái, liệt, trừu, họa. Tương đương là đẩy, kéo, đẩy bằng cánh tay, ấn, chặn, huých, dựa.