Điêu Khắc Phật Di Lặc, Thích Ca, Quan Âm

Thờ cúng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Thông qua rất nhiều nghiên cứu, dựa trên những thông tin được ghi chép lại thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Shakyathubpa, hoặc là Đức Phật Cổ Đàm có thời gian sống là từ năm 566 đến 485 trước công nguyên thuộc khu vực Trung Bắc Ấn Độ. Ngài thực sự giống như con người chúng ta, là hoàng tử của vương quốc Thích Ca.

Lúc còn nhỏ thì Phật Thích Ca Mâu Ni có đời sống không thiếu gì, cưới vợ sinh con, nhưng đến khi bước sang tuổi 29 thì ngài bắt gặp nhiều cảnh đời đau khổ từ những người già yếu – bệnh tật – cùng với sự qua đời ung dung của một vị cư sĩ. Lúc này đây ngài đã quyết định từ bỏ cuộc sống hoan lạc này đi tìm cái gọi là hạnh phúc chân thực, tìm ra con đường cứu giúp cho toàn bộ nhân loại.

Dựa trên một bức tranh vẽ Thangka được đặt ở tự viện nơi thờ Phật trong mỗi gia đình, đây có thể là một công cụ để chúng ta thấy được thuyết pháp, cũng như đời sống của ngài, một trong những người nổi tiếng, mang hình dáng của một vị thần thánh tọa thiền. Ngày xưa loại tranh này không được phép buôn bán, nhưng nhiều người dân mong muốn gia đình mình được hạnh phúc, từ đó tranh này mới được phổ biến. Trong đó mỗi một loại tranh thì sẽ được thể hiện với ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng qua vẫn mang lại được sức khỏe, hòa bình, tuổi thọ, thành công, may mắn cho cả gia đình.

Lúc tại thế thì Phật Thích Ca Mâu Ni đã truyền pháp ở rất nhiều nơi, cứu rỗi cho nhiều chúng sinh, vào khoảng năm 483 trước công nguyên được coi là ngày mà ngài giảng pháp cuối cùng trước khi nhập Niết Bàn.

Cũng chính Phật Thích Ca Mâu Ni là người tạo dựng nên đạo Phật, có tầm ảnh hưởng quốc tế từ thời xưa cho tới bây giờ. Trong đó tượng Phật Thích Ca Mâu Ni mang ý nghĩa tâm linh cũng như là tín ngưỡng rất lớn.

Phật Thích Ca Mâu Ni luôn cứu những chúng sinh có đời sống bất hạnh, chỉ cho họ con đường tìm tới hạnh phúc, việc thờ cúng ngài hiện nay cũng rất phổ biến tại gia đình từng người, với mục đích cầu xin hạnh phúc, trí tuệ, thanh tịnh, mở rộng tấm lòng.

Nét bên ngoài của Phật Thích Ca Mâu Ni được miêu tả như sau: tóc được chia làm nhiều búi hay có thể là các cụm được xoắn lại, mặc một chiếc áo cà sa, có thể thay thế bằng áo choàng qua cổ có màu trắng hoặc nâu, trên ngực không có chữ vạn, ngồi trên đài sen, nhục kế trên đỉnh đầu, mắt mở khoảng ba phần tư.

Phần tay của ngài có thể được xếp ngay ngắn trên đùi, hai tay ôm lấy ấn thiền, ấn chuyển Pháp luôn hoặc ấn kim cương hiệp chưởng. Bên cạnh đó cũng có thể ngài sẽ có thêm một ái bát màu đen thể hiện mình là giáo chủ. Được đi kèm với hai vị tôn giả là Ca Diếp và A Nan Đà.

Nếu như mỗi gia đình có thể thờ cúng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thì có thể giúp con người ổn định khả năng và chuyển hóa. Khả năng chế tác ngài cũng được tăng lên và nguyên liệu sử dụng đa dạng.