Sách Giải Pháp Kim Tự Tháp Phong Thủy

20. Thờ Cúng và Lễ Bái, Thờ, Ý Nghĩa Thờ, Chỗ Thờ, Cúng, Thờ Cúng

Con người sinh ra ở đời, có tôn ti trật tự, có trước sau, có trên dưới, có lớn nhỏ, có thứ lớp giai tầng, đó là qui luật tự nhiên, không thể chối bỏ. Đó là đạo lý tuyệt đối là căn bản đạo đức, là kỷ cương, nề nếp mà ai ai đều phải lấy nó làm nền tảng giữ gìn.

Thờ cúng và lễ bải có thể coi là một trong những gia bảo tinh thần quý báu của tổ tiên để lại cho con cháu. Gia bảo này do dân gian bồi đắp và xây dựng. Gia đình người Việt truyền thống rất coi trọng và thường thiết lập hương án trong nhà để chuyên trách về việc thờ cúng và lễ bái.

Thờ 

Thờ là thể hiện, tỏ bày sự tôn kính của mình tới tiên nhân, thánh đức mà mình tin tưởng. Người có dòng họ thì phải có bàn thờ gia tiên; có giống nòi thì phải có bàn thờ tổ tiên, tổ quốc; có tôn giáo thì phải có bàn thờ giáo chủ…

Nhưng hiện nay có một số người không hiểu cho rằng thờ cúng là kém văn minh, thiếu khoa học, bởi vì đối tượng được thờ là những vật vô tri vô giác, bằng xi măng, bằng giấy, hương đèn làm bằng gỗ, bằng mạt cưa… rồi tin tưởng đặt lên thờ và cho là thiêng liêng là mê tín dị đoan.

Lời này mới nghe qua như có lý, nhưng kỳ thực xét cho kỹ thì hoàn toàn sai lầm. Hình tượng mặc dù được xây dựng bằng những vật vô tri vô giác nhưng nó tượng trưng cho dòng họ, tổ tiên, Cho thánh hiền, cho chư Phật mà mình đã tôn thờ. Cũng như lá cờ của một quốc gia, mặc dù nó được may bằng vải, nhưng nó đại diện cho tổ quốc. Một công dân hay chiến sĩ mỗi khi chào cờ không phải chào miếng vải ấy, hoặc hy sinh dưới cờ không phải chết cho miếng vải mà ở đây họ chào và chết vì tổ quốc, vì hồn thiêng đất nước.

Việc thờ tổ tiên là để tri ân và bảo ân các bậc tiền bối sinh thành, đã góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo xã hội và dòng họ. Chúng ta thờ tổ quốc là để ghi ân và noi gương các bậc anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự sống còn của giống nòi. Chúng ta thờ Phật là để quy ngưỡng hướng về các bậc đã giác ngộ và giải thoát, nhờ các ngài dẫn dắt chúng ta và chúng sinh vững vàng đi trên con đường thánh thiện.

Bàn thờ ông bà không được thiết lập làm biểu tượng thì con cháu không biết nương vào đâu để thể hiện lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, bàn thờ Phật không được an vị trang nghiêm thì đệ tử cũng chẳng biết nương tựa vào nơi nào để bộc lộ lòng tôn kính đối với bậc thầy chứng ngộ. Khảo nào trên mộ không có đặt vòng hoa tưởng niệm thì những người còn sống làm sao tỏ bày được lòng tri ân đến những kẻ đã hy sinh vì đại nghĩa. Con người cần phải có điểm tựa để an tâm, cho dù điểm tựa đó ở hình thức nào.

Nghi lễ, cung cách thờ cúng là rất cần thiết Cho việc tu thản, giáo dục gia đình và hướng dẫn cho người làm tròn bổn phận, nhất là con người ở vào thời đại văn minh. Như vậy thờ thế nào cho đúng nghĩa?

Ý nghĩa thờ

Một vật thể biểu tượng cho người được tôn thờ phải thể hiện giá trị tinh thần tâm ẩn sắc và sắc ãn tâm. Một vật thể biểu tượng tinh thần tâm ấn sắc và sắc ẩn tâm sẽ trở thành vật linh, làm môi trường giao cảm giữa người thờ và người được tôn thờ.

Tâm ấn sắc 

Tâm theo tiếng Phạn là Citta nghĩa là tâm linh của mỗi con người.

Ấn có nghĩa là in vào, gắn trường năng lượng của mình vào.

Sắc là sắc chất, tức là một vật nào đó được dùng làm biểu tượng để tôn thờ, như là hình giấy, tượng cốt, ấn dấu, pháp khí, đồ hình, lá bùa, khăn ấn… đều là sắc chất. Ấn là in sâu, tức là dùng tâm in sâu, lưu trường năng lượng phát từ tâm của mình vào vật nào đó và khiến cho nó trở thành vật linh.

Tâm ẩn sắc nghĩa là tâm linh, hay trường năng lượng phát ra từ tâm của con người in sâu vào một Vật nào và khiến cho vật đó trở thành có giá trị được gọi là tâm ẩn sắc. Vật linh là một Vật có thể thông linh với con người.

Sắc ấn tâm

Sắc ấn tâm nghĩa là hình ảnh của một vật thể nào đó được in sâu vào trong tâm khảm của con người và hình bóng vật thể đó làm khởi điểm trợ duyên cho tâm linh con người tác dụng giao cảm bằng cách nhớ nhung, hồi tưởng, tưởng niệm gọi là sắc ấn tâm.

Ví dụ: Một người nhớ quê hương, nhớ ông bà nhà cửa, nhớ bà con thân thuộc, nhớ bạn bè làng xóm, nhớ những hình ảnh kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ những quá trình kinh nghiệm sống của mình… Những hình ảnh nhớ nhung nói trên được gọi là sắc ấn tâm.

Người có tín ngưỡng phát tâm thờ ông bà trong nhà thường mời thầy đến làm lễ an vị hẩu giúp cho bàn thờ ông bà linh thiêng để làm biểu tượng cho việc cầu nguyện. Bàn thờ gia tiên sau khi được làm lễ an vị sẽ kết nối tâm thức giữa tổ tiên ông bà và con cháu tâm linh của tổ tiên ông bà liên giao với tâm linh của con cháu qua tần số giao động của trường năng lượng tạo nên ý nghĩa của việc thờ cúng, ý nghĩa của cuộc sống.

Trường hợp này cũng giống như tấm thiệp chúc tết là một vật thể biểu tượng tâm ý của người chúc tụng với tâm ý người được chúc tụng. Tẩm thiệp chúc tết sau khi mua về được người chúc tụng ấn tâm vào bằng cách thành tâm viết những

chữ lời câu chúc sẽ trở thành vật linh. Người được chúc tụng sau khi tiếp nhận tấm thiệp sẽ phát khởi tâm ý giao cảm đến người bạn chúc tụng qua từ trường của tâm thiệp. Tấm thiệp chúc tết trọ duyên này đóng vai trò vật dẫn cho tâm ý của hai người liên giao.

Bàn thờ ông bà nếu như không có để làm chỗ trợ duyên (vật trung gian) thì nhất định tâm linh của tổ tiên không thể giao cảm với tâm linh của con cháu, cũng như tấm thiệp nếu không có thì tâm linh người chúc tụng không thể giao cảm đến với người được chúc tụng.

Cũng như cành hoa giấy chỉ có giá trị trang trí bàn thờ, so với một cành hoa tươi ngoài nhiệm vụ tô điểm làm đẹp bàn thờ lại còn có giá trị thế hiện được ý sống và nghĩa sống một cách trọn vẹn. Nguyên vì cành hoa tươi tự nó có từ trường sức sống lan tỏa, trong khi cành hoa giấy chỉ là một loại hoa chết.

Một đôi nến có giá trị hơn đôi đèn điện. Đôi đèn nến ngoài tác dụng của ánh sáng, còn nói lên được ý sống và nghĩa sống của một vật thể qua sự biến đổi liên tục không ngừng. Nhờ sự biến đổi liên tục không ngừng mà vật thể nói trên phải chết đi để chuyển sang một trạng thái khác qua ý sống và nghĩa sống của nó kết hợp nối liền. Một vật thể nếu như không có ý sống và nghĩa sống tức là vật thể đó đã chết.

Như vậy trên bàn thờ, chúng ta không thể không đốt hương, đốt đèn, cắm hoa tươi… là những Vật thể biểu tượng được ý sống và nghĩa sống, làm tăng thêm sự uy nghiêm, tôn kính, linh thiêng liện hệ với tổ tiên ông bà. Bởi tất cả đều là những gạch nối giao cảm quan trọng giữa tâm linh ông bà tổ tiên và con cháu họ hàng.

Chỗ thờ

Người xưa, trong ha căn nhà, họ chọn căn giữa là căn chính của nhà đê thờ gia tiên. Lớn hơn nữa, môi giòng họ phải có nhà thờ họ, được thiết lập riêng.

Ngày nay theo quan niệm hiện đại Tây phương người ta đặt phòng chính của căn nhà là phòng khách. Đại đa số người Á châu, ý thức được mối liên hệ huyết thống, hiểu được sự liên quan chặt chẽ theo hệ thống quá trình chuyển hóa luân lưu thì nhất định phải có bàn thờ gia tiên trong nhà để làm điểm tựa tinh thần, mặc dù bàn thờ đó lớn hay nhỏ tùy theo hoàn cảnh của mỗi người. Ở nước ngoài, khi nhu cầu đời sống còn thiếu thốn, chúng ta khó chọn chỗ thờ tự đúng theo ý mình muốn. Người Á Đông chú trọng tinh thần nên việc thờ tự cần nhất là việc thể hiện lòng thành của minh đối với ông bà tổ phụ.

Cúng

Cúng gọi đủ là “cúng dường”, đó là danh từ của Phật giáo. Danh từ này, được chuyển ngữ từ hai chữ “cung dưỡng” của tiếng Trung.

Cúng dường tiếng Phạn là Pùjana nghĩa là hiến cúng và dâng lễ, tức là dâng hiến những lễ vật lên các bậc tôn kính, mong cầu ơn trên chứng minh.

Cúng dường nghĩa là tưởng niệm đến ân nhân, những thầy chỉ đạo mà minh đã tri ân với hành động tôn kính. Chúng ta không chỉ cúng dường cho những người hiện đang sống mà còn cúng dường những người đã quá cố.

Khi có giỗ tết, gia chủ bày hoa quả, nước, rượu, cỗ bàn, chén bát… lên bàn thờ rồi thắp hương đèn nến, khấn vải để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn và cầu phước lành. Đây là nghĩa rộng của tù cúng. Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp hương, khấn, lạy và vải.

Người Việt Nam phần đông ít người hiểu hết ý nghĩa và giá trị của sự cúng bái. Họ chỉ biết hành động theo tập tục cổ truyền của ông bà để lại mà bổn phận con cháu phải giữ gìn. Đó là một việc tốt nhưng cũng rất tai hại cho những người thiếu đức tin, vì không hiểu ý nghĩa của việc cúng bái dễ dẫn đến hành vi mê tín dị đoan.

Thờ cúng

Vấn đề thờ, cúng và lễ bái là những biểu tượng tín ngưỡng có giá trị chắng những về phương diện hình thức và còn hữu ích không nhỏ về phương

diện tâm linh. Thờ, cúng và lễ bái là nhu cầu cần thiết cho con người không thể thiếu trong việc tu tập đào luyện đạo đức làm người. Vấn đề trên chẳng những cần thiết cho cá nhân mình, cho gia đình mình trong đời này, mà hơn nữa, đây cũng là một nhu cầu hữu ích cho thế hệ con cháu mai sau. Chẳng những thế vấn để thờ cúng và lễ bái còn là một yếu tố cần thiết trong việc tạo dựng nhân lành cho cuộc đời mình ở kiếp sau. Điều này rất quan trọng kể cả hình thức lẫn nội dung, kể cả sự tướng cho đến lý tánh, để chúng ta là tất cả chúng sinh sớm giải thoát phiền não khổ đau và được an vui tự tại trong sự giác ngộ.

Thờ ở đây nhằm thể hiện sự tưởng niệm, tỏ bày lòng tôn kính dâng lên các bậc tổ tiên và các vị thánh đức mà mình đã gửi trọn niềm tin.

Thờ ở đây còn là một hình thức giáo dục gia đinh, nhắc nhở con cháu ý niệm được bổn phận làm người đối với bề trên trong sự nghiệp kế thừa truyền thống. Hinh thức thờ tự cũng tạo phương tiện cho con cháu noi gương đức hạnh của tiên nhân để soi sáng cõi lòng tu tâm dưỡng tánh. Cúng ở đây nhằm tri ân của tổ tiên, của thánh hiền đáng kính với sự dâng hiến lễ vật quý trọng và mong cầu ơn trên chứng minh gia hộ.

Phận làm cha mẹ cần phải giải thích cho con cháu hiểu rõ ý nghĩa và giá trị thờ, cúng và lễ bái nhờ đó tiếp nối sự nghiệp của tổ tiên cho đúng đạo lý.

≥>>Xem chọn các mẫu Con Lắc Cảm Xạ>>> https://kimtuthap.vn/san-pham/con-lac-cam-xa/

Con lắc cảm xạ đá Thạch anh trắng