Chữa Lành

Tìm hiểu về Thái Cực Quyền

Theo như nguyên thủy thì hầu hết mọi tài liệu đều cho rằng Thái Cực Quyền là do Trương Tam Phong tạo dựng nên, được dùng để luyện tập về mặt khí công, tăng cường sinh lực, để có được sự trường sinh về dưỡng khí.

Khi nhìn vào động tác của Thái Cực Quyền thì chúng ta đều có một cảm nhận chung đó chính là nhẹ nhàng, uyển chuyển, chậm, được kết hợp với việc điều hòa hơi thở phù hợp.

Thái Cực Quyền là bộ môn võ thuật mang tính cổ truyền của Trung Quốc, nhưng về nguồn gốc thì có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có tài liệu nói rằng Thái Cực Quyền xuất hiện vào khoảng hơn 300 năm trước do một người ở Trần Gia Câu, huyện Ôn, tỉnh Hà Nam với cái tên là Trần Vương Đình sáng lập.

Xem phương pháp Thiền an toàn, đơn giản nhất tại link này: https://kimtuthap.vn/thien/

Còn theo một số ý kiến phổ biến khác thì do Trương Tam Phong là người tạo nên Thái Cực Quyền, hầu như mọi người đều đồng ý với điều này.

Nhưng Thái Cực Quyền lại được nhiều người biết đến vào đời Càn Long, chính vì thế mà các nhà nghiên cứu lại cảm thấy việc Vương Tông Nhạc mới là người tạo dựng nên Thái Cực Quyền ở mức độ cao hơn.

Hiểu về Thái Cực Quyền:

Cái tên Thái Cực Quyền được cho rằng lấy từ Thái Dực trong Chu Dịch, cụ thể là thuyết Âm Dương, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái biến hóa thành 64 quẻ.

Đặc điểm của bài quyền Thái Cực Quyền tựa như tự nhiên, thể hiện được tính nhân văn sâu sắc, ví dụ như Bạch Hạc Lượng Xí tức là con chim hạc vui múa, hay Ngọc Nữ Xuyên Thoa hiểu là thiếu nữ may vá, hoặc Phong Tự Bế tức như gió thổi là cửa đóng lại, … Hơn nữa Thái Cực Quyền chứa đựng nhiều điều sâu sắc mà không phải ai cũng hiểu được, mặc dù phần chiêu thức thì vô cùng đơn giản, nhưng nếu không hiểu thì không vận dụng được.

Quy tắc tập Thái Cực Quyền: dựa trên ba cách thức tập luyện:

Bái Hình: được xem là phần đầu của bài Thái Cực Quyền, cộng thêm một số dụng cụ hỗ trợ khác như kiếm – thương kết hợp, sau này thì giảm xuống còn 24 thức. các bài như thái cực kiếm – thái cực côn – thái cực phiến là do người đời sau nghiên cứu ra thêm. Hầu hết các thức trong Thái Cực Quyền đều dùng tới thủ pháp đẩy tay, luyện cách cảm ứng của lực tấn công.

Dưỡng Sinh: là một cách tập khác cho Thái Cực Quyền, dùng để cung cấp khí cho cơ thể, tăng khả năng hấp thụ để cân bằng dinh dưỡng. Từ đó mà các chất thừa trong cơ thể sẽ bị triệt tiêu, tác dụng giảm béo khá tốt. Đồng thời giúp cho khả năng lưu thông máu tốt hơn, tăng hệ miễn dịch.

Tự Vệ: trong Thái Cực Quyền có nhiều thức dùng để tự vệ, nghĩa là người có cơ thể nhỏ hoặc yếu hơn có thể đánh được đối phương to lớn hơn, thông qua nguyên tắc tá lực đả lực hay mượn sức đánh sức.

Thái Cực Quyền nói rằng đòn tấn công càng mạnh thì sẽ chịu phản đòn nặng từng ấy. Thông qua các chuyển động của cánh tay thành vòng tròn, lợi dụng lực quán tính để hóa giải, phòng thủ tấn công khiến đối thủ bị ngã và phản đòn ngược trở lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *