Sách Trang Trí Nội Thất Theo Quan Niệm Phong Thủy

02. CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Các cung điện cổ xưa và hiện đại của Trung Quốc ở các vùng dân tộc trung tâm châu Á đều có một nguyên lý chính về việc đặt vị trí, thiết kế các công trình theo thuật phong thủy, nghệ thuật về bố trí của Trung Quốc. Tiền đề của phong thủy vẫn giữ nguyên không đổi đó là sự mưu cầu một nơi hài hòa và an lành nhất để sống và để làm việc. Trải qua hàng ngàn năm, người Trung Quốc đã cảm thấy rằng cuộc sống của họ đã bị liên kết một cách ma giáo với môi trường của họ. Họ tin rằng những nơi chốn nào đó sẽ tốt hơn, may mắn hơn, và linh thiêng hdn những nơi khác, và những đặc điểm đó của môi trường đồi núi, sông rạch, đường xá, các bức tường, và các cửa đi – tất cả có thể ảnh hưởng đến một người. Họ kết. luận rằng nếu một người nào đó thay đổi và cân bằng được ngoại cảnh xung quanh sẽ có thể cân bằng và cải thiện đời mình. Như Lin Yun đã giải thích: ‘ Tôi đã điều chỉnh nhà cửa và các văn phòng để hài hòa với các dòng khí ’ nghĩa là nghị lực của con người là hơi thở của vũ trụ. ‘ Các hình dạng của giường ngủ, hình thức và chiều cao của các ngôi nhà, hướng các con đường và các góc, tất cả sẽ ảnh hưởng đến số mệnh của người ta ’.

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Đá Phong Thủy đủ loại Màu Sắc: https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Mặc dù là phong thủy đã có từ hơn bốn thế kỷ trước công nguyên, các khái niệm và các cách hành xử của nó có lẽ bắt đầu từ vài thế kỷ nếu không nói là hàng ngàn năm trước đó, khi các nông dân Trung Quốc đầu tiên đã đến sinh sống dọc theo thung lũng sông Hoàng Hà. Con người tồn tại và tăng gia sản xuất thành công là những mối quan tâm đầu tiên. Cả hai công việc đó đều trông chờ tính bất thường và chu kỳ vận động của trời đất như mưa, lũ lụt, mặt trời, sương giá, hạn hán.

Người Trung Quốc thấy rằng số phận của họ không thể giải thích được sự gắn liền với năng lực sáng tạo và tàn phá của thiên nhiên bao la và gây kinh hoàng, vận may của họ ràng buộc vào sự thần bí vận động của toàn vũ trụ. Từ xưa những người Trung Quốc đã đi tìm sự hài hoà với các sức mạnh của thiên nh1ên. Trời và đất được xem như là những sức mạnh vô biên, thường được tượng trưng là những con rồng chúng sẽ hít thở khí, một năng lượng để nâng đỡ đời sống…

Các tôn giáo của Trung Quốc đến quý trọng phong cảnh thiên nhiên, các triết lý, thơ ca, và các tác phẩm về phong cảnh thiên nhiên thường phản ánh ước mơ giành được và nhận ra sức mạnh, vẻ đẹp, sự cân bằng và sự bất tử của thiên nhiên. Chống lại sự vận động của thiên nhiên, người Trung Quốc tỉn là sẽ làm thương tổn đến con người. Vì vậy khi xây dựng một thành phố, một con đường hoặc một nông trại, họ thường bảo nhau tránh làm “ quấy nhiễu “ đất đai.

Để tồn tại, để trở nên sung túc và để tránh làm tổn thương long mạch, người Trung Quốc phải mời gọi đến các thầy địa lý, những người giống như là các nhà kiến trúc, sẽ thăm dò tìm kiếm khí để tìm ra một nơi chốn tối ưu để xây một nông trại,… một cung điện, hoặc một ngôi nhà, hoặc tìm ra khu vực xây dựng cho một đô thị hoặc một nấm mồ của tổ tiên.

Ngày nay, để tinh thông phong thủy, đòi hỏi phải nhiều năm học tập, cũng như là một tài năng bẩm sinh Trong quá trình rèn luyện, các triết lý và tôn giáo cổ của Trung Quốc phải phối hợp được với nhau. Quyển sách này sẽ trình bày những quá trình chính yếu để thực hiện. Tuy nhiên, cần thiết phải đề cập đến một vai khái niệm rường cột của phong thủy.

Bạn càng hiểu chúng nhiều hơn thì càng dễ dàng tiếp thu các luật lệ và các quá trình thực hiện của phong thủy.

Sau đây chúng ta hãy xem một thuật ngữ mới mà chúng ta hay gặp trong các sách nói về phong thủy cùng như về bàn luận những vấn đề về kinh Dịch : đó là Đạo.