Phong Thủy Khai Vận và Chuyển Vận

069. Thủy khẩu trong phong thủy học là gì?

    Thủy khẩu có nghĩa là cửa sông. Đây là nơi dòng nước bắt đầu chảy vào huyệt, một khu làng hoặc dải đất đặt mộ.

    Chỗ nước chảy đến gọi là “thiên môn”, chỗ nước chảy đi gọi là “địa hộ”. Thủy khẩu có thể to hoặc nhỏ.

    Các nhà phong thủy cho rằng, nước chảy đến là huyết mạch của long khí, là hình thái bên ngoài của sinh khí, tượng trưng cho của cải. Vì vậy, ải đập đóng mở ở thủy khẩu thức là sự khống chế đối với nguồn tài sản của dải đất.

    Thế của thủy khẩu nên vu hồi, nên có nhiều gò, nũi ngăn chắn để nước không xối vào đất. Thiên môn (nơi dòng nước chảy vào) nếu mở, nguồn nước chảy dài, vô tận, sinh khí vượng, tiền của tấn tới. Địa hộ (nơi dòng nước chảy đi) nên đóng, có nhiều núi gò ngăn lại khiến nước chảy uốn lượn, tầng tầng lớp lớp dễ tụ khí.

    Thủy khẩu có ải ngăn (quan lan), sản vật phong phú, dân cư tập trung đông đúc. Ngược lại, khí tàn, tai họa khôn lường. Địa hộ không có đập, ải ngăn thì đắp đập, xây cầu, có tác dụng ngăn chặn, khóa dòng nước.