Phong Thủy Khai Vận và Chuyển Vận

075. Huyệt kiềm là huyệt như thế nào?

Huyệt kiềm còn gọi là “huyệt xoa kiềm” (cái trâm), “huyệt khai cước” (chân mở), “huyệt hổ khẩu” (miệng khẩu), là một trong bốn loại huyệt cơ bản: oa, kiềm, nhũ, đột. Huyệt có 2 chân dài, vuông bao bọc hai phía huyệt mộ.

    Sách Địa lý nhân tử tu tri của Từ Thiện Kế viết: “Huyệt kiềm có hai chân duỗi thẳng, ở vùng núi và đồng bằng đều có”. Lưu Cơ viết trong Kham dư mạn hứng:  “Huyệt có hai tay như gọng kìm, thẳng, cong, ngắn hay dài đều phải có thế bao bọc”.

     Yêu cầu đối với huyệt kiềm là: Đỉnh huyệt ngay ngắn, tròn trịa, sinh khí tụ ở miệng kiềm. Tối kỵ hai đầu gọng kiềm nham nhở, trên đỉnh huyệt có rãnh. Nếu có địa hình như vậy, nước sẽ dội đầu huyetj tạo thành thế lở đất, là tượng đại hung.

    Huyệt kiềm như chiếc trâm treo trên tưởng, kỵ trên đỉnh huyệt có nước chảy tới. Đầu trâm không còn, nhiều chỗ lở, phá. Tuy hình dáng không giống cái kìm nhưng không phải là chỗ khí tụ huyệt kết, chỉ là huyệt kiềm giả. An táng tại đất này chỉ khiến xương cốt mục nát.