Phong Thủy Khai Vận và Chuyển Vận

082. “Khí luận” trong phong thủy là gì?

    Theo ghi chép trong thiên “Quách Phát Cát Hồng truyện” thuộc sách Tấn thư, Quách Phác từng sử dụng “âm dương vọng khí luận”.

Qua đó có thể thấy, từ thời kỳ Ngụy Tí, học thuyết phong thủy lợi có lý luận về vọng khí (xem khí). Khí luận cho rằng: Núi ôm nước vậy là điều kiện địa lý vĩ mô của âm dương phong thủy tốt, nhưng còn cần có đầy đủ khí, quang, sơn, phương vị của thủy. Khí là nhân tố quyết định quan trọng nhất trong âm dương phong thủy học. Vì sự hưng suy của sự vật đều do khí đóng vai trò chủ đạo. Khí tốt là khi dòng khí lưu thông, tàng phong tụ khí.

Khí có khí vận và khí thế. Vũ trụ có đại quan hợp, khí vận làm chủ; sông núi có chân tính tình, khí thế làm đầu. Đây là điều cốt lõi trong thuyết khí luận phong thủy học.

Địa vận chuyển dời theo thời gian, thiên khí cũng theo đó thay đổi; thiên vận biến động theo sự lưu chuyển của phi tinh, mà địa khí cũng biến động tương ứng. Vì vậy, khí vận của vũ trụ khiến cho thiên địa nhân đều chuyển vận theo. Đây là nhân tố quan trọng mà nhà phong thủy phải xem xét, cũng là căn bản mà học thuyết khí luận nghiên cứu.

Bất kể lựa chọn môi trường như thế nào, người xưa cũng đều coi trọng tụ khí. Khí là nguồn của vạn vật. Mọi sự vật đều là khách thể biến đổi của khí, tụ khí thì lành, cho nên có thể hỷ vượng phú quý. Thất khí thì dữ, nên suy bại bần tử. Mấu chốt của tụ khí là phong và thủy.

Khí luận khiến cho phong thủy học được nâng cao, chỉ khi trở thành một phần của tự nhiên thì con người mới có thể đạt đến cảnh giới hài hòa thiên nhân hợp nhất. Do đó, khí luận trở thành lý luận quan trọng của phong thủy học.