Phong Thủy Khai Vận và Chuyển Vận

801. Âm dương của cơ thể và âm dương của thiên nhiên tương thông tương ứng như thế nào?

    Tư tưởng triết học “thiên nhân cảm ứng” được ứng dụng rộng rãi trong dưỡng sinh Đông y, xét theo ý nghĩa này, âm dương của cơ thể tương thông tương ứng với âm dương của thiên nhiên.

    Xuân hạ dương khi nhiều còn âm khí ít, thu đông âm khí thịnh còn dương khi suy. Con người tương ứng với tự nhiên nên âm dương trong cơ thể cũng chịu ảnh hướng của sự biến đổi tiêu trưởng của âm dương trong tự nhiên. Chúng ta lấy sự biến đổi âm dương của một ngày làm mốc để nói về mối quan hệ giữa chúng.

    Sự biến đổi âm dương trong một ngày của cơ thể có biểu hiện: Buổi sáng không khí trong lành, dương khi bắt đầu thịnh, có xu hướng tỏa ra ngoài; đến trưa, dương khi đạt đến đỉnh cao nhất, rồi cùng với việc mặt trời chếch về tây, dương khí trong cơ thể cũng giảm dần. Đến tối, dương khí sẽ thu lại vào bên trong con người. Sự chuyển hóa âm dương trong một ngày của thiên nhiên cũng như vậy. Buổi sáng vạn vật tỉnh giấc, dương khi bắt đầu tăng, đến trưa, ảnh dương chiếu khắp, dương khí cũng thịnh vượng nhất. Chiều tối khi mặt trời chếch về tây, dương khí trên mặt đất giảm dần, đến tối, dương khi thu lại, âm khi tăng lên.

    Xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí là những thời điểm bước ngoặt trong sự biến đổi tiêu trưởng của khí âm dương trong trời đất, con người tương ứng theo đó, cũng có biểu hiện biến đổi âm dương rõ rệt. Nếu chức năng điều hòa trong cơ thể không có phản ứng phù hợp, kịp thời điều chỉnh âm dương trong cơ thể khiến nó thích ứng với quy luật của tự nhiên thì sẽ gây trạng thái bệnh tật do mất cân bằng.

    Xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm” là nguyên tắc cơ bản trong dưỡng sinh thuận theo bốn mùa, vì khi âm dương trong cơ thể thay đổi theo sự thay đổi của khí âm dương trong trời đất. Vì vậy mùa xuân hạ cẩn bảo dưỡng sinh khí và dương khí để thích ứng với quý luật dương khí thịnh dần của tự nhiên, còn mùa thu đông dưỡng` âm mới phù hợp với sự vượng dần của âm khí.