Phong Thủy Khai Vận và Chuyển Vận

823. Ngũ hành có ý nghĩa chỉ đạo như thế nào đối với dưỡng sinh Đông y?

    Đông y học có lịch sử lâu dài, về phương diện trị bệnh, quan hệ ngũ hành trong Đông y có ý nghĩa sâu xa trong việc chỉ đạo thực tiễn lâm sàng.

    Đông y học vận dụng quan hệ sinh khắc của ngũ hành để giải thích quan hệ ảnh hưởng của bệnh biến ngũ tạng, điều chỉnh sự sinh khắc của ngũ tạng để điều trị bệnh tật.

  1. Mộc can khắc Thổ tì, lâm sàng thấy can tì bất hòa, khi điều trị thường áp dụng phương pháp “bồ Thổ ức Mộc” (sơ can kiện tì).
  2. Thận sinh can (Thủy sinh Mộc), thận tinh ‘có thể bồi dưỡng chứng can tì bất hòa, tức Thủy sinh Mộc, khi Thủy thận bất túc, Mộc can không được dưỡng, bệnh nhân sẽ xuất hiện chứng Thủy không chứa Mộc là can dương thượng cang, khi điều trị phải tư Thủy hàm Mộc, chứng can dương thượng cang sẽ được cải thiện.
  3. Thận trợ tì (Hỏa sinh Thổ), chức năng của tì cần sự trợ giúp của thận dương mới có thể tiến hành bình thường, nếu thận dương hư dẫn đến tì dương hư thì lâm sàng xuất hiện chứng tì thận dương hư, sinh ra các triệu chứng tiêu chảy, phù thũng… Điều trị cẩn ôn bổ Thủy thận, hỗ trợ tì dương (ôn thận kiện tì).
  4. Tì ích phế (Thổ sinh Kim), tì khí vận chuyển mạnh mẽ, vận chuyển tinh chất của thức ăn nuôi phế, từ đó đảm bảo chức năng của phế bình thường, tì hư dễ dẫn đến sinh đàm thấp, xuất hiện các triệu chứng đàm nhiều, ho…, trị liệu cần kiện tì hóa đàm, tức bổi Thổ sinh Kim kiện tì ích phế, sẽ cho hiệu quả tốt.
  5. Thận tế tâm (Thủy Hỏa tương tế), thận chủ Thủy, tâm chủ Hỏa, thận chứa tinh. Khi bình thường, tâm thận tiếp tế nhau, tâm trợ thận để tăng dương, thận trợ tâm để tăng âm, trao đổi lẫn nhau, giữ trạng thái cân bằng, Đông y gọi là “tâm thận tương giao”. Nếu Thủy thận bất túc thì không thể bồi dưỡng tâm dương, dẫn đến triệu chứng tâm hỏa cang thịnh, xảy ra chứng tâm thận bất giao. Trị liệu cần bồi bổ Thủy thận (âm) hạ Hỏa tâm, khiến cho chứng bệnh thuyên giảm.