Phong Thủy Khai Vận và Chuyển Vận

838. Kiêng kỵ ăn uống và ngũ hành có những quan hệ đối ứng nào?

Đông y cho rằng, việc ăn uống của con người không tách rời ngũ hành, người có thuộc tính ngũ hành khác nhau, nếu phối hợp thức ăn tương sinh thì sẽ giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những thức ăn tương ứng với ngũ hành.

  • Mộc: Thức ăn màu xanh lục (như nho xanh, dưa lưới, rau sống), thức ăn có vị chua (như trà chanh, dưa muối chua), thịt dê, trà xanh…
  • Hỏa: Thức ăn màu đỏ, cam (như cam, đậu đỏ, cà chua), thức ăn cay (ớt, lẩu cay), thịt gà.
  • Thổ: Thức ăn màu vàng (như xoài, cà ri vàng, bí ngô), thức ăn ngọt (bánh ngọt), thịt bò, cà rốt.
  • Kim: Thức ăn màu trắng (đậu phụ, sữa tươi, hạt sen, bạch quả, ngân nhĩ, hành tây, tỏi và lê), thức ăn đắng (khổ qua, rau cần), hải sản.
  • Thủy: Thức ăn màu đen (vừng đen, tương đậu đen, đậu đen), thức ăn mặn (thịt muối, cá muối), thịt heo.

    Ngoài ra, trong ngũ hành, ngũ tạng cũng đối ứng với thuộc tính ngũ hành khác nhau. Gan thuộc Mộc, bệnh gan cấm ăn cay; tim thuộc Hỏa, bệnh tim cẩm ăn mặn; lá lách thuộc Thổ, bệnh lá lách cấm ăn chua; phổi thuộc Kim, bệnh phổi cấm ăn đắng; thận thuộc Thủy, bệnh thận cẩm ăn ngọt.

    Kim tự tháp kết cấu thức ăn tốt cho sức khỏe tức là kết cấu thức ăn hợp lý có thể được biểu diễn bằng hình Kim tự tháp. Xét theo độ tuổi, giới tính, hoạt động thường ngày của mỗi người, tỷ lệ hấp thu dinh dưỡng mỗi ngày của mỗi người khác nhau, nhưng đáp ứng nhu cầu cơ năng của cơ thể là điều cơ bản nhất. Vì vậy, các loại thức ăn mà mỗi người hấp thu mỗi ngày từ nhiều đến ít như sau: Ngũ cốc, chế phẩm sữa, rau trái, thịt, đậu, đường và muối.