Phong Thủy Khai Vận và Chuyển Vận

003 . Âm Dương được “Kinh Dịch” diễn đạt như thế nào?

Mọi sự vật trên thế gian đều có thể chia thành hai mặt đối lập là âm và dương.

     Hiện tượng này tồn tại ở mọi lúc mọi nơi. Cách phân chia âm dương của cổ nhân là : Phàm những gì sáng, ở trên, ở ngoài, nóng, động, nhanh, giống đực, cương cường và số lẻ thì thuộc dương; phàm những gì tối, ở dưới, ở trong, rét, tĩnh, chậm, giống cái, nhu nhược và số chẵn thì thuộc âm.

     Sách “Kinh dịch – Hệ từ thượng” viết : “Nhất âm dương vị chi đạo, Kế chi giả thiện dã, thành chi giả tính dã. Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trí, bách tính nhật dụng bất tri; cố quân tử chi đạo tiên hỹ! Hiển chư nhân, tàng chi dụng, cổ vạn vật nhi bất dữ thành nhân đồng ưu, thịnh đức đại nghiệp chí hỹ tai! Phú hữu chi vị đại nghiệp, nhật tân chi vị thịnh đức. Sinh sinh chi vị dịch, thành tượng chi vị Càn, hiệu pháp chi vị Khôn, cực số tri lai chi vị chiêm, thông biến chi vị sự, âm dương bất trắc chi vị thần”.

    Có nghĩa là: Một âm một dương, một ra một vào gọi là Đạo. Tiếp theo đẻ hòa nhịp với cái tiết điệu đó là Thiện; nối liền được với tiết điệu tức thành đạt gọi là Tính. Người thấy được Tính của mình nơi vũ trụ gọi là Nhân, người biết được vị trí của mình trong vũ trụ gọi là Trí. Ai nấy mỗi ngày đều dùng Đạo này mà không biết, cho nên người quân tử biết (sống) Đạo này rất hiếm. Mọi thứ gì có đức Nhân thì sáng tỏ, còn mọi thứ gì có công dụng thì ẩn tàng Đạo đó nên không dễ phát hiện, “nó” cổ vũ không ngừng để hóa dục muôn vật, nên khác với cái lo của thánh nhân để tham dự vào. Đức nhân được hành cho hưng thịnh, thì sự nghiệp lớn sẽ thành. Sự phú quý giàu có là sự nghiệp lớn, nên mỗi ngày mới là để làm cho đức Nhân càng hưng thịnh. Sự nảy sinh và biến hóa không ngừng của âm dương trong vũ trụ gọi là Dịch, sự thành tượng nơi Trời gọi là Càn, sự thành hình với mô phỏng cách thức nơi Đất gọi là Khôn, xem xét nghiên cứu đến cùng của quẻ số (bói cỏ thi) để biết được tương lai gọi là chiêm phệ, biết được vận thông chuyển biến của cơ trời (thiên cơ) gọi là sự thái (của thiên hạ), tương sinh biến hóa của âm dương không thể đo lường tính toán được gọi là Thần.